TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2015
13
chính có chất lượng cho các hộ gia đình nghèo và
thu nhập thấp; tăng cường cơ hội phát triển kinh
tế cho người dân. Chương trình Phát triển tài chính
vi mô sẽ hướng tới hợp nhất tài chính vi mô vào
thị trường tài chính chính thức, thông qua thúc đẩy
phát triển các tổ chức tài chính vi mô mới nổi, thành
các TCTD chính thức được Ngân hàng Nhà nước
cấp phép hoạt động…
Phát triển tài chính vi mô khu vực nông nghiệp,
nông thôn
Đóng góp chung vào công cuộc xóa đói giảm
nghèo, trong những năm qua, lĩnh vực tài chính
vi mô đã cung cấp rất nhiều dịch vụ tài chính cho
nhiều người nghèo khu vực nông nghiệp- nông
thôn. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn gặp phải
một số khó khăn nhất định như: Việc thiếu các dịch
vụ tài chính phù hợp đáp ứng nhu cầu của người
dân, khả năng tiếp cận người dân tại các vùng sâu,
vùng xã và vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn
chế; sự phát triển các tổ chức tài chính vi mô chưa
đồng bộ và còn có hạn chế về khuôn khổ pháp lý.
Hiện nay, kênh phân phối tài chính vi mô khá
hiệu quả và chủ lực thường là những đơn vị thuộc
Chính phủ như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc
các chương trình xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên,
thống kê cũng cho thấy, dù được Nhà nước hỗ trợ
về nguồn lực tài chính song nhóm chính thức này
cũng chỉ giúp được khoảng 50% số hộ nghèo tiếp
cận tài chính vi mô. Trong khi đó, hoạt động của
nhóm bán chính thức còn manh mún, dàn trải...
Các tổ chức tài chính vi mô dường như chưa
chủ động trong việc vạch phương án sản xuất kinh
doanh, giúp hộ nghèo kiểm soát đồng vốn cũng như
khả năng sinh lời của chúng để có cơ sở giải ngân. Để
có thể phát triển mạnh hệ thống tài chính vi mô trong
thời gian tới, tạo động lực và công cụ cho công cuộc
xóa đói, giảm nghèo bền vững cho những năm tới thì
toàn bộ hệ thống chính trị và các cơ quan hữu quan
cần đồng thời thực hiện một số nhóm giải pháp sau:
Về nâng cao nhận thức
Tài chính vi mô có rất nhiều hoạt động, không chỉ
cung cấp dịch vụ tín dụng mà còn các dịch vụ thanh
toán, bảo hiểm, các dịch vụ xã hội… vậy nhưng đến
nay, rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn tài chính vi
mô với tín dụng vi mô. Mặt khác, việc cung cấp các
dịch vụ tài chính và dịch vụ xã hội không phải là
một hoạt động từ thiện. Đặc trưng của tài chính vi
mô là thực hiện hai chức năng: Chức năng xã hội là
giúp đỡ những người nghèo; chức năng kinh tế là
nghèo ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa luôn
được chú trọng và ưu tiên. Việt Nam đã đạt được
những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo, cải thiện
chất lượng cuộc sống người dân thông qua việc thực
hiện đồng loạt các chương trình trọng điểm, duy trì
mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo… Kết quả
thực hiện các chỉ tiêu về giảm nghèo giai đoạn 2005
– 2010 (áp dụng chuẩn nghèo cũ): Tỷ lệ hộ nghèo cả
nước đã giảm từ 22% (năm 2005) xuống còn 18,1%
(năm 2006); 14,75% (năm 2007); 12,1% (năm 2008);
11,3% (năm 2009) và 9,45% (năm 2010). Tỷ lệ hộ
nghèo trên địa bàn 62 huyện nghèo giảm xuống còn
37%. Đối với giai đoạn 2010 - 2014 (áp dụng chuẩn
nghèo mới): Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2%
(năm 2010) xuống còn 11,76% (năm 2011) và 9,6%
(năm 2012), năm 2013 còn khoảng 7,6%-7,8%, năm
2014 còn khoảng 5,8%-6%. Đặc biệt, ngày 16/6/2013,
tại Italia, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO)
đã tổ chức Sự kiện đặc biệt “Công nhận thành tích
nổi bật trong đấu tranh xóa đói giảm nghèo” cho 38
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Về tín dụng vi mô cho người nghèo khu vực
nông nghiệp- nông thôn, tổng dư nợ của Ngân hàng
Chính sách Xã hội tính đến 30/6/2014 đạt 126.666
tỷ đồng, gấp trên 18 lần so với thời điểm thành lập
(năm 2003), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
đạt 29,4%. Hiện có gần 7 triệu hộ nghèo, hộ cận
nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ,
tăng hơn 4 triệu khách hàng so với thời điểm thành
lập với dư nợ bình quân hơn 18 triệu đồng/khách
hàng (tăng hơn 15 triệu đồng/khách hàng). Dư nợ
cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại các
huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP
ngày 27/12/2008 của Chính phủ là 9.796 tỷ đồng với
hơn 422 nghìn khách hàng còn dư nợ. Trong hơn 11
năm qua, đã có trên 24,5 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận
nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay
vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội. Vốn tín dụng
chính sách đã góp phần giúp trên 3,2 triệu hộ vượt
qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 10
triệu lao động, trong đó trên 102 nghìn lao động đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp 3.236 nghìn
học sinh sinh viên được vay vốn học tập...
Nhận thức được vai trò quan trọng của tài chính
vi mô như là một công cụ hữu hiệu để xóa đói
giảm nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn
Chiến lược phát triển Tài chính vi mô của Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu chuyển đổi tài
chính vi mô thành một ngành vững mạnh theo định
hướng thị trường; đảm bảo sự tiếp cận dịch vụ cho
tất cả khách hàng với các tổ chức tham gia dịch vụ
tài chính vi mô mạnh; cung cấp nhiều dịch vụ tài