TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2015
15
Những điểm mới
Những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách khuyến khích xã hội hóa, với các ưu đãi
về chính sách tài chính đất đai. Cụ thể, năm 2008,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/
NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối
với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề,
y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; đồng thời Bộ Tài
chính đã ban hành Thông tư số 135/2008/TT-BTC
hướng dẫn thực hiện Nghị định này nhằm tạo ra
bước đột phá lớn trong khuyến khích xã hội hóa,
thu hút nhiều nguồn lực từ khu vực tư nhân tham
gia vào các lĩnh vực này. Tuy nhiên, do trong quá
trình tổ chức thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế,
nhất là trong lĩnh vực khuyến khích về đất đai, Bộ
Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định
số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP; đồng thời Bộ Tài
chính cũng ban hành Thông tư số 156/2014/TT-BTC
hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Với những đổi mới này, chính sách tài chính đất
đai đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc
thị trường, minh bạch, bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế, thu hẹp sự phân biệt giữa tổ chức
trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó, chính sách
miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các
nghĩa vụ tài chính về đất khác đã thể hiện được sự
ưu đãi và khuyến khích đầu tư của Nhà nước đối
với các đối tượng sử dụng đất cần ưu đãi và chủ
trương xã hội hóa. Nhờ đó, hệ thống chính sách
tài chính đất đai đã góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực đất
đai, tài sản Nhà nước và tạo nguồn thu lâu dài, bền
vững cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển
kinh tế-xã hội. Với những thay đổi tại Nghị định số
59/2014/NĐ-CP, có thể thấy những điểmmới nổi bật
so với các quy định trước đây, tạo được sự hấp dẫn
với các nhà đầu tư, cụ thể:
Một là,
phạm vi điều chỉnh lĩnh vực xã hội hóa
được mở rộng. Theo đó, Nghị định số 59/2014/
NĐ-CP đã bổ sung thêm một lĩnh vực khuyến khích
xã hội hóa nữa là giám định tư pháp. Trước đó, chỉ
mới có 06 lĩnh vực (giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y
tế, văn hoá, thể dục thể thao và môi trường) được
pháp luật cho phép. Việc mở rộng phạm vi điều
chỉnh với các ưu đãi về chính sách tài chính đất đai
sẽ góp phần khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
Hai là,
quy định về cho thuê cơ sở hạ tầng, công
trình xã hội hóa theo hướng linh động dễ thực hiện.
Theo đó, căn cứ khả năng ngân sách, nhu cầu khuyến
khích xã hội hóa và quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có,
Bộ, ngành chủ quản, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết
định việc xây dựng mới một phần hoặc toàn bộ cơ sở
hạ tầng, công trình xã hội hóa hoặc sử dụng quỹ nhà,
cơ sở hạ tầng hiện có của đơn vị thuộc phạm vi quản
lý để cho các cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê có thời
hạn. Nếu ngân sách nhà nước không bố trí hoặc bố
trí không đủ vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
công trình xã hội hóa cho thuê thì các cơ sở thực hiện
xã hội hóa được thỏa thuận để ứng trước tiền thuê
cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa để có nguồn vốn
thực hiện việc đầu tư xây dựng. Giá cho thuê cơ sở
ĐỔIMỚICHÍNHSÁCHTÀICHÍNHĐẤTĐAI
KHUYẾNKHÍCHXÃHỘIHÓA
ThS. VŨ LỆ HẰNG
– Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế - xã hội Hà Nội,
BÙI TÚ ANH
– Đại học Công đoàn
Những năm qua, chính sách tài chính đất đai đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên
tắc thị trường, minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thu hẹp sự phân biệt
giữa tổ chức trong nước và ngoài nước. Nghị định số 59/2014/NĐ-CP và Thông tư số
156/2014/TT-BTC tiếp tục có nhiều điểm đổi mới, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực đất đai, tài sản Nhà nước và tạo nguồn thu lâu dài,
bền vững cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.