Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 8 - page 12

16
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
thể cách xử lý số tiền mà nhà đầu tư đã trả để nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Quy định kế
thừa quyền và nghĩa vụ thực hiện dự án xã hội hóa
nếu chuyển nhượng dự án xã hội hóa...
Một số kiến nghị
Có thể nói, các quy định mới trong chính sách
tài chính đất đai đã giúp các bên khi tham gia hợp
tác thực hiện dự án xã hội hóa cùng có lợi, qua đó
tạo động lực huy động các nguồn lực xã hội để thực
hiện các mục tiêu khuyến khích xã hội hóa, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, để
chính sách này đi vào cuộc sống, thời gian tới các
bên liên quan cần chú trọng một số nhiệm vụ sau:
Một là,
để đảm bảo chính sách tài chính đất đai
khuyến khích xã hội hóa đi vào cuộc sống và được
thực hiện phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, nhu
cầu khuyến khích xã hội hóa của từng địa phương,
UBND các tỉnh cần nhanh chóng ban hành chế độ
miễn, giảm tiền thuê đất tại địa phương. Thống
kê của Bộ Tài chính cho thấy, vẫn còn một số địa
phương chưa ban hành chế độ này.
Hai là,
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về
đất đai, tập trung tháo gỡ vướng mắc trong khâu tổ
chức thực hiện nhất là trong việc giao đất, cho thuê
đất, đấu giá quyền sử dụng đất, xác định giá đất,
nghĩa vụ tài chính đất đai và bồi thường, giải phóng
mặt bằng; rà soát thực hiện nghiêm việc thu hồi đất
bị sử dụng lãng phí, sai mục đích và có phương án
cụ thể để khai thác, sử dụng có hiệu quả...
Ba là,
tích cực tổ chức các lớp tập huấn chính
sách, hội thảo, chuyên đề chuyên sâu để tuyên truyền
chính sách tài chính đất đai khuyến khích xã hội hóa
tới các đối tượng thực hiện công việc chuyên môn
có liên quan đến chính sách. Đồng thời, đẩy mạnh
tuyên truyền để các đối tượng quan tâm hiểu rõ lợi
ích khi tham gia.
Tài liệu tham khảo:
1. Tai liêu hop bao chuyên đê “Định hướng đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập và Chính sách tài chính đất đai
khuyến khích xã hội hóa” tháng 7/2015 của Bộ Tài chính;
2. Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/06/2014 của Chính phủ;
3. Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ Tài chính.
vật chất được hình thành trên cơ sở giá thuê tài sản
trên đất và tiền thuê đất (nếu có) sau khi đã được ưu
đãi (miễn, giảm) theo quy định...
Ba là,
thuận lợi hơn trong góp vốn, liên doanh,
liên kết thực hiện dự án xã hội hóa. Theo đó, Nghi
đinh sô 59/2014/NĐ-CP đã quy định được sử dụng
tài sản đã đầu tư trên đất, lợi thế kinh doanh, lợi thế
thương hiệu, lợi thế thương mại và các lợi thế khác
có liên quan để góp vốn, liên doanh, liên kết thành
lập Cơ sở thực hiện xã hội hóa. Ngoài ra, các đơn vị
cũng được sử dụng số tiền cho thuê cơ sở hạ tầng,
công trình xã hội hóa để góp vốn, liên doanh, liên
kết với cơ sở thực hiện xã hội hóa và số tiền cho thuê
được xác định là phần vốn góp của đơn vị tại cơ sở
thực hiện xã hội hóa hình thành trong việc góp vốn,
liên doanh, liên kết này.
Bốn là,
ưu đãi tiền thuê đất và xử lý tiền bồi
thường, giải phóng mặt bằng. Các sở thực hiện xã
hội hóa được Nhà nước cho thuê đất đã hoàn thành
giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình
xã hội hóa theo hình thức cho thuê đất miễn tiền
thuê đất cho cả thời gian thuê. Riêng đối với cơ sở
thực hiện xã hội hóa sử dụng đất tại các đô thị, sau
06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi
hành, UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện thực tế của
địa phương để quy định chế độ miễn, giảm tiền
thuê đất theo từng khu vực, lĩnh vực và công bố
công khai sau khi có ý kiến thống nhất của thường
trực HĐND cấp tỉnh.
Nếu UBND cấp tỉnh không cân đối được ngân
sách địa phương để thực hiện bồi thường, giải phóng
mặt bằng tạo quỹ đất “sạch” cho cơ sở thực hiện xã
hội hóa thuê thì cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách
nhiệm chi trả khoản chi phí này hoặc hoàn trả cho
ngân sách nhà nước (trong trường hợp Nhà nước đã
thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng). Cơ sở
xã hội hóa được trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt
bằng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê
duyệt vào tiền thuê đất phải nộp hoặc được quy đổi
ra số năm tháng đã nộp tiền thuê đất. Để đẩy nhanh
tiến độ giải phóng mặt bằng, cơ sở thực hiện xã hội
hóa được tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, giải
phóng mặt bằng cho Nhà nước và được trừ vào tiền
thuê đất phải nộp hoặc tính vào chi phí đầu tư dự án.
Ngoài ra, còn phải kể đến một số điểm mới khác
như: Nếu nhà đầu tư tự nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất hợp pháp để thực hiện dự án đầu tư xây
dựng các công trình xã hội hóa mà phải chuyển mục
đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của địa phương thì được Nhà nước cho
thuê đất và được hưởng ưu đãi miễn, giảm tiền thuê
đất theo quy định tại Nghị định này và quy định cụ
Hệ thống chính sách tài chính đất đai đã góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử
dụng, khai thác nguồn lực đất đai, tài sản Nhà
nước và tạo nguồn thu lâu dài, bền vững cho
ngân sách nhà nước, khuyến khích xã hội hóa,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...68
Powered by FlippingBook