7
nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, sau khi giảm liên
tiếp trong 3 tháng trước, chỉ số giá của nhóm này đã
tăng trở lại ở mức 0,1% trong đó lương thực tiếp tục
giảm 0,28%, thực phẩm tăng 0,24% và ăn uống ngoài
gia đình tăng 0,1% so với tháng trước…
Sau thời gian dài, cùng với sự nỗ lực từ các doanh
nghiệp và các chính sách hỗ trợ củaNhà nước, tình hình
sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và
nhỏ đã có nhiều cải thiện tích cực. Quy mô khu vực
doanh nghiệp phi tài chính tại quý I/2015 tăng mạnh so
với cùng kỳ năm 2014. Tổng doanh thu bình quân, tổng
tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân toàn
khu vực trong quý I/2015 lần lượt tăng 49,29%, 86,31%
và 79,69% so với cùng kỳ năm 2014 mức cao nhất kể từ
quý I/2009. Nhómdoanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục đà
phục hồi mạnh mẽ kể từ cuối năm 2014. Điều này biểu
hiện ở mức tăng trưởng doanh thu bình quân tại quý
I/2015 của khu vực là 60,93%, cao hơn so với cùng kỳ
năm 2014 (15,89%). Đặc biệt, đầu tư khu vực tư nhân từ
đầu năm đến nay đã tăng 11,4%, là mức tăng cao nhất
so với các khu vực còn lại của nền kinh tế. Tính đến
20/7/2015, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 7,32%
so với cuối năm 2014 (cùng kỳ 2014 tăng 3,15%). Theo
khảo sát tại quý II/2015 của Ủy ban Giám sát Tài chính
Quốc gia, hộ gia đình có xu hướng đầu tư vào sản xuất
trở lại kể từ quý I/2014. Cụ thể, 31% số người được hỏi
đang có dự định đầu tư vào sản xuất và cung cấp dịch
vụ, tăng 10 điểm % so với quý trước và ở mức tương
đương với quý III/2014.
Bên cạnh đó, thị trường ngoại hối tiếp tục duy trì
ổn định trong 7 tháng qua. Các yếu tố giúp thị trường
ngoại hối duy trì sự ổn định là việc Ngân hàng Nhà
nước đã có sự nhất quán trong điều hành tỷ giá. Và
mức giá bán ra của Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ vai
TÀI CHÍNHVĨ MÔ
Tăng trưởng phục hồi
Trong những tháng đầu năm 2015, tăng trưởng
kinh tế đất nước tiếp tục đà hồi phục nhờ đóng góp
quan trọng của khu vực sản xuất, nhất là công nghiệp
chế biến, chế tạo. Tính chung 7 tháng đầu năm, chỉ số
sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 9,9% so với cùng
kỳ 2014, cao hơn nhiều so với mức tăng 6,2% của nửa
đầu năm trước. Trong đó, IIP ngành công nghiệp chế
biến chế tăng 10,1% (cùng kỳ 2013 tăng 5,8%, năm
2014 tăng 8,1%). Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập
khẩu tăng trưởng tốt, nhập siêu so với kim ngạch xuất
khẩu giảm, con số 7 tháng đầu năm cho thấy, tổng
kim ngạch xuất khẩu ước đạt 92,3 tỷ USD, tăng 16,4%;
nhập siêu ước 3,4 tỷ USD, bằng 3,6% tổng kim ngạch
xuất khẩu (giảm 1,2 điểm % so với 6 tháng năm 2015).
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 7 tháng đầu năm
cũng có nhiều tín hiệu tích cực. Cụ thể, tháng 7/2015
đã tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 0,9% so với
cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng đầu năm, CPI
cả nước tăng 0,68%, mức thấp nhất kể tăng năm 2002
trở lại đây. Sau khi chịu tác động của việc tăng giá xăng
dầu trong tháng trước qua đi, trong tháng 7, CPI lại trở
về nhịp tăng vốn có của nó như đã xác lập trong những
tháng đầu năm. Nhóm giao thông đã trở lại diễn biến
nhẹ nhàng khi chỉ tăng 0,16% chủ yếu do tác động từ
nhóm hàng xăng dầu. Mặc dù giá xăng dầu đã được
điều chỉnh giảm vào ngày 4/7/2015 và 20/7/2015 nhưng
theo Tổng cục Thống kê, những đợt tăng giá trong
tháng trước vẫn tác động khiến bình quân giá xăng dầu
tháng 7 vẫn tăng cao so với bình quân tháng 6. Sau khi
chịu tác động từ việc tăng giá các dịch vụ y tế trong
tháng trước, tháng này chỉ số giá nhóm hàng này cũng
chỉ tăng nhẹ nhàng ở mức 0,15% so với tháng trước.
Ở các nhóm hàng khác, đáng chú ý là mức tăng của
KINHTẾ VIỆT NAM:
NHỮNGDỰBÁOLẠCQUAN
ThS. NGUYỄN THỊ KIM CHUNG
Cùng với những chuyển biến tích cực của kinh tế thế giới, tình hình kinh tế trong nước có
nhiều dấu hiệu phục hồi trong những tháng đầu năm 2015 khi nền tăng trưởng tiếp tục
ổn định ở mức tốt hơn năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức đang
đặt ra cần có giải pháp trong những tháng cuối năm.