14
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Về tổ chức thực hiện
-
Chính phủ và các cơ quan ban ngành chức năng
cần thúc đẩy hơn nữa cơ chế hoạt động của các tổ
chức tài chính vi mô; đồng thời, tạo ra một thị trường
cạnh tranh công bằng và minh bạch hoạt động cho
các tổ chức này như: Sớm hoàn thiện khung pháp
lý và tổ chức hoạt động của hệ thống tài chính vi
mô; áp dụng mức lệ phí cấp giấy phép hợp lý trong
mối tương quan với Quỹ tín dụng nhân dân. Xem
xét áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp ở cấp độ cao nhất đối với tài chính vi mô;
đẩy mạnh hoạt động của hệ thống tín dụng vi mô
tài chính vi mô là nơi nào các ngân hàng thương mại
không với tới thì các tổ chức tài chính vi mô sẽ tiếp
cận và giúp đỡ người dân.
-
Xây dựng hệ thống giám sát kiểm tra cho hoạt
động tài chính vi mô. Cần có một tổ chức như hiệp
hội tiến hành thống kê toàn diện về các chương
trình tài chính vi mô ở Việt Nam nhằm cải thiện
thông tin về Tài chính vi mô. Đồng thời, giám sát
hoạt động và đưa ra các chuẩn mực so sánh. Thông
tin thu nhập được sẽ góp phần hỗ trợ Ngân hàng
Nhà nước và Bộ Tài chính trong việc soạn thảo các
thông tư hướng dẫn.
-
Các tổ chức tài chính vi mô cần tăng cường đầu
tư các hoạt động nghiên cứu và phát triển; Đào tạo
nhân lực có chuyên môn về tài chính ngân hàng,
quản lý tài chính, chuyên nghiệp hóa cán bộ; Nâng
cao khả năng quản lý vốn và điều hành tổ chức; Tối
ưu hóa việc sử dụng thông tin và hệ thống thông
tin quản lý, quản lý rủi ro; Mở rộng các hoạt động
quảng bá sản phẩm tín dụng...
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo giảm nghèo năm 2014 và kế hoạch năm 2015 của Ban chỉ đạo
Trung ương về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020;
2. Báo cáo về tài chính vi mô năm 2014 của Ban công tác tài chính vi mô;
3. Đào Văn Hùng (2005), Phát triển hoạt động Tài chính vi mô ở Việt Nam,
NXB Lao Động - Xã hội;
4. Đặc san Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam từ số 46 đến số 67;
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Hệ thống các tổ chức tín dụng Việt
Nam, tính đến ngày 01/12/2014;
6. Các website: giamngheo.molisa.gov.vn, thuvienphapluat.vn, gso.gov.vn,
vietnamplus.vn, vneconomy.vn...
phải thu đủ bù chi, tự nuôi sống mình để tồn tại và
phát triển. Từ đó, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về tài chính vi mô cũng như tăng cường
phổ biến kinh nghiệm và các mô hình hoạt động tài
chính vi mô hiệu quả.
Về hệ thống chính sách
- Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù
hợp với đặc thù của hoạt động tài chính vi mô như:
Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật; ban hành
các chính sách hỗ trợ phù hợp; chính sách thuế, phí
phù hợp; phát triển hoạt động bảo hiểm vi mô theo
hướng chuyên nghiệp;
- Xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô thuận
lợi cho tài chính vi mô phát triển, trọng tâm là chính
sách lãi suất, lãi suất phải đủ bù đắp được chi phí
hoạt động, tình trạng mất vốn, lạmphát của tài chính
vi mô trong quá trình mới thành lập. Còn trong quá
trình hoạt động, khi các tổ chức tài chính vi mô theo
đuổi các mục tiêu xã hội, Chính phủ xem xét miễn
thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thêm vào đó, cần phải bổ sung điều chỉnh những
chính sách tài chính vi mô cho nông nghiệp, nông
dân, nông thôn sao cho phù hợp thiết thực hiệu quả
và khả thi;
- Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tài chính vi
mô, chính sách giảm nghèo với phát triển kinh tế -
xã hội và quốc phòng, an ninh. Thực hiện chính sách
hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và
thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính
sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia
của người nghèo. Tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi
cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; điều chỉnh đối tượng,
mức vay, lãi suất, thời hạn cho vay phù hợp gắn với
chính sách khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm,
khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây
dựng, nhân rộng mô hình thoát nghèo gắn kết với
cộng đồng dân cư trên địa bàn;
Về phương thức hoạt động
- Lồng ghép các hoạt động tài chính vi mô vào
các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư và các hoạt động của các hội, đoàn thể;
- Các tổ chức tài chính vi mô cần có sự trợ giúp
ban đầu của Chính phủ và các nhà tài trợ, khi mà
các tổ chức tài chính vi mô chưa có khả năng huy
động tiết kiệm;
- Cần phải minh bạch, công khai về tài chính: Một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người
nghèo bị tính lãi suất quá cao khi vay vốn, là do các tổ
chức tài chính vi mô đưa ra các khoản phí được tính
thêm làm cho lãi suất các khoản vay tăng cao.
Trong giai đoạn 2010- 2014, áp dụng chuẩn
nghèo mới, Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm
từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 11,76% (năm
2011)và9,6%(năm2012),năm2013cònkhoảng
7,6%-7,8%, năm 2014 còn khoảng 5,8%-6%.