10
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nhập khẩu
của Việt Nam.
Tác động của hội nhập đối với cơ cấu đối tác
nhập khẩu
Sử dụng mô hình lực hấp dẫn với dữ liệu GDP,
thuế suất, kim ngạch nhập khẩu và khoảng cách địa
lý thu được kết quả cho thấy: Giữa thuế suất và nhập
khẩu của Việt Nam có mối quan hệ tương đối chặt
chẽ theo đó thấy thuế suất càng cao càng hạn chế
nhập khẩu của Việt Nam từ các quốc gia đối tác, việc
giảm 1% thuế suất có thể làm tăng 2,5% kim ngạch từ
phía các nước đối tác. Từ lộ trình thuế suất của Việt
Nam với các cam kết FTA (bảng 2) có thể tính toán
tác động của cắt giảm thuế suất tới cơ cấu nhập khẩu
Việt Nam ở một số đối tác chính (bảng 3).
Có thể thấy, việc cắt giảm thuế suất do hội nhập
đã có tác động làm tăng tổng kim ngạch nhập khẩu
của Việt Nam ở cả ba giai đoạn. Việc hội nhập ngày
càng sâu, đồng nghĩa với việc thuế suất nhập khẩu
được cắt giảmmạnh mẽ hơn sẽ có tác động mạnh hơn
đối với tăng nhập khẩu của Việt Nam. Theo ước tính,
trong giai đoạn từ 2014 - 2018, việc cắt giảm thuế quan
sẽ có tác động làm tăng 5,28% đối với nhập khẩu. Bên
cạnh đó, việc cắt giảm thuế quan cũng tạo ra hiệu ứng
làm dịch chuyển thương mại giữa các quốc gia dẫn tới
thay đổi cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
khẩu của Việt Nam tương đối tập trung, 7 đối tác
lớn (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
ASEAN, Hoa Kỳ, Đức) chiếm khoảng 86-87% tổng
kim ngạch nhập khẩu. Bên cạnh đó, cơ cấu nhập
khẩu của Việt Nam cũng biến đổi theo hướng ngày
càng trở nên tập trung hơn ở Trung Quốc và Hàn
Quốc. Nếu như năm 2007, tỷ trọng nhập khẩu từ 2
quốc gia trên chỉ chiếm khoảng 29% tổng kim ngạch
nhập khẩu của Việt Nam, thì tính 7 tháng đầu năm
2015 đã tăng lên gần 50%. Trong đó, kim ngạch
nhập khẩu từ Trung Quốc đã không ngừng tăng lên
từ những năm 1990 và vẫn có xu hướng tiếp tục
tăng lên. Trong 7 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu từ
Trung Quốc là 28,8 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng
kỳ, chiếm khoảng 31% tổng kim ngạch nhập khẩu
của Việt Nam). Trung Quốc là đối tác nhập khẩu
lớn nhất của Việt Nam và ngày càng có tỷ trọng cao
hơn. Nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng tăng lên nhanh
chóng trong những năm gần đây, riêng trong 7
tháng 2015, nhập khẩu từ Hàn Quốc lên tới 16,2 tỷ
USD tăng tới 31,7% và chiếm tỷ trọng khoảng 17,5%.
Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ EU và Hoa Kỳ
hầu như không có biến động, tỷ trọng của các nước
như Đài Loan, Nhật Bản và các nước khác có chiều
hướng giảm nhẹ. Trong khi đó, tỷ trọng kim ngạch
nhập khẩu từ khối ASEAN giảm khá mạnh từ năm
2007 tới nay, tuy nhiên nhập khẩu từ ASEAN vẫn
BẢNG 1: CÁC ĐỐI TÁC CÓ KIM NGẠCH NHẬP KHẨU LỚN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2015 (%)
STT
Tên nước, khu vực
2007
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015*
1 Trung Quốc
20
20
22
24
23
25
28
30
31
2 ASEAN
25
24
24
19
20
18
16
16
15
3 Hàn Quốc
9
9
10
12
12
14
16
15
18
4 Nhật Bản
10
10
10
11
10
10
9
9
9
5 EU
8
7
8
7
7
8
7
6
6
6 Đài Loan
11
10
9
8
8
8
7
7
7
7 Mỹ
3
3
4
4
4
4
4
4
5
8 Khác
14
16
15
15
16
13
13
14
9
Tổng kim ngạch nhập khẩu
100
100
100
100
100
100
100
100
100
* Số liệu 7 tháng đầu năm
Nguồn: Tổng cục Thống kê
BẢNG 2: THUẾ SUẤT TRUNG BÌNH CỦA VIỆT NAM THEO CAM KẾT FTA (%)
2005
2006
2007
2010
2013
2015
2018
Ưu đãi tối huệ quốc
17,4
14,16
14,16
13,4
13,4
13,4
13,4
Trung Quốc
17,4
14
14,16
13,4
6,66
4,41
2,55
Hàn Quốc
17,4
14
13,5
8
6,5
6
4
Nhật Bản
17,4
14,16
14
11,5
10
9,5
4,5
ASEAN
6,7
4,2
2,8
2,69
2,645
2,63
2,1
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Multrap 2011