Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 8 - page 5

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2015
9
19%/năm trong giai đoạn này), cao gần gấp 3 lần tốc
độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn này (trung bình
5,93%/năm). Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam đã tăng hơn 2 lần, từ 62,7 tỷ USD năm 2006 lên
148 tỷ USD năm 2014. Có thể thấy, việc hội nhập và
cắt giảm thuế quan trong giai đoạn này có tác động
tạo lập thương mại tương đối lớn đối với nhập khẩu
của Việt Nam.
Cơ cấu nhập khẩu theo đối tác
Trong những năm trở lại, Việt Nam chủ yếu xuất
khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ,
trong khi đó nhập khẩu chủ yếu từ: Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN. Nhập khẩu
từ các nước này đã chiếm tới 73% kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam (trong đó riêng Trung Quốc đã
chiếm gần 31% tổng kim ngạch nhập khẩu).
Về biến đổi cơ cấu đối tác, cơ cấu đối tác nhập
Thực trạng nhập khẩu của Việt Nam
Ngay từ khi mở cửa kinh tế, nhập khẩu đã trở
thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế và
tăng trưởng một cách nhanh chóng. Nhập khẩu giữ
một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng ở các mặt hàng trong nước chưa có khả năng
sản xuất và quan trọng hơn là cung cấp máy móc thiết
bị cũng như nguyên nhiên vật liệu đầu vào phục vụ
sản xuất. Đặc biệt, từ khi chính thức gia nhập WTO
năm 2007 đến nay, cùng với việc thực hiện các cam
kết về loại bỏ các rào cản phi thương mại, hoàn thiện
hệ thống quản lý hải quan, cắt giảm thuế quan, ngoại
thương của Việt Nammà trong đó có nhập khẩu ngày
càng phát triển mạnh mẽ.
Trong giai đoạn này thuế suất nhập khẩu của
Việt Nam đã liên tục được cắt giảm theo các hiệp
định thương mại song phương, đa phương và các
cam kết WTO, thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc
(MFN). Theo đó, trung bình Việt Nam đã thực hiện
cắt giảm từ 17,4% năm 2005 xuống còn 13,4% năm
2014, thậm chí, thuế suất với các nước đối tác chính
như Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Hàn Quốc được
giảm mạnh hơn theo các lộ trình cam kết FTA song
phương. Cùng với việc thuế suất giảm, kinh tế trong
nước tăng trưởng tốt khiến nhập khẩu tăng nhanh
chóng. Ngoại trừ năm 2009 do tác động của khủng
hoàng, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã liên
tục tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2007 - 2015,
tính trung bình trong giai đoạn này mỗi năm kim
ngạch nhập khẩu tăng trung bình hơn 17% gần tương
đương với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (trung bình
HỘINHẬPTHUẾQUAN:
NHỮNGTÁC ĐỘNGTỚI CƠ CẤUNHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM
ThS. DƯƠNG HOÀNG LINH
Việc đẩy mạnh tự do hoá thương mại đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam trong xuất khẩu,
tuy nhiên, việc cắt giảm thuế quan cũng làm kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu, đặc biệt là cơ
cấu nhập khẩu theo đối tác biến đổi đáng kể. Bài viết phân tích cơ cấu nhập khẩu của Việt
Nam và các tác động từ hội nhập tới cơ cấu nhập khẩu khi Việt Nam tham gia vào các hiệp
định thương mại mới.
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU
VÀ GDP GIAI ĐOẠN 2007-2015 (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...68
Powered by FlippingBook