So ky 1 thang 6 - page 105

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
107
pháp Mỹ có nhiều điều khoản đặc biệt cho phép
Quốc hội đưa ra những biện pháp thương mại đơn
phương đối với bất cứ quốc gia nào được coi là có
thể đe dọa đến vấn đề an ninh của nước Mỹ.
Ở Mỹ, các quy định về kỹ thuật được áp dụng
vì các mục đích an toàn hoặc sức khỏe đối với
những sản phẩm nhập khẩu với số lượng lớn. Hệ
thống các quy định về tiêu chuẩn và kỹ thuật có
thể do ủy ban cố vấn khu vực tư nhân cấp liên
bang, tiểu bang đưa ra. Các tiêu chuẩn bắt buộc
về sản phẩm có thể trở thành tiêu chuẩn kỹ thuật
khi các cơ quan đề ra quy định lựa chọn áp dụng
chúng một cách bắt buộc.
Cục Hải quan Mỹ chịu trách nhiệm thi hành các
điều khoản kỹ thuật tại cửa khẩu, phối hợp với
các cơ quan chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm
quy định. Các mặt hàng nhập khẩu có thể bị từ
chối không được nhập khẩu nếu chúng không đáp
ứng được một tiêu chuẩn quy định nào đó. Chẳng
hạn như các quy định về môi trường liên quan tới
thương mại, theo Đạo luật bảo vệ động vật biển có
vú (MMPA) ở Mỹ, một lệnh cấm được áp dụng với
việc nhập khẩu cá ngừ từ những nước không thể
bảo vệ cá heo khi đánh bắt cá ở vùng biển nhiệt đới
đông Thái Bình Dương. Theo luật MMPA đã được
sửa đổi năm 1997 để thực hiện Hiệp định quốc tế
trong khuôn khổ nhiều dự án về bảo tồn và phát
triển tổng hợp (IDCP), một nước có thể xuất khẩu
cá ngừ vây vàng vào Mỹ nếu nước đó cung cấp
được những bằng chứng chứng minh rằng nước
đó tham gia vào IDCP và có thực hiện một số biện
pháp bảo tồn khác. Để đáp ứng được những quy
định này, nước xuất khẩu cá ngừ vào Mỹ, sản
phẩm phải được dán mác “cá heo an toàn” do Bộ
Thương mại Mỹ cấp.
Thực tế áp dụng hàng rào
kỹ thuật thương mại hàng hóa tại Việt Nam
Ở Việt Nam, các biện pháp áp dụng hàng rào kỹ
thuật trong thương mại hàng hóa còn hạn chế và
chưa có tác dụng bảo hộ. Cụ thể:
Một là,
các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và
thủ tục xác định sự phù hợp. Các quy định về tiêu
chuẩn kỹ thuật và thủ tục xác định sự phù hợp
được quy định bởi Tổng cục Đo lường và Chất
lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Một số
văn bản liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng đã
được Việt Nam đưa vào áp dụng với trên 5.600
tiêu chuẩn chung, cùng với khoảng 4.000 tiêu
chuẩn do các Bộ, ngành ban hành. Các tiêu chuẩn
này chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực an toàn vệ
sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên, do trình độ quản lý cũng như
khả năng áp dụng các ứng dụng công nghệ hiện
đại ở nước ta còn hạn chế nên công tác kiểm tra
chất lượng hàng hóa chưa được thực hiện tốt, mục
tiêu loại trừ những mặt hàng kém chất lượng gây
ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường
chưa được đảm bảo.
Bên cạnh đó, nhiều tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
đã trở nên lạc hậu. Thông thường sau 5 - 6 năm, các
tiêu chuẩn chất lượng phải được xem xét để sửa đổi
cho phù hợp nhưng Việt Nam có nhiều tiêu chuẩn
tồn tại trên 20 năm vẫn chưa thay đổi. Trong vài năm
gần đây, việc xây dựng các TCVN theo hướng tham
khảo các tiêu chuẩn quốc tế đã được đẩy mạnh, tuy
nhiên tốc độ xây dựng các TCVN vẫn còn thấp do
kinh phí hạn hẹp, trong khi nhiều văn bản của các
bộ, ngành chưa được sửa đổi, bổ sung.
Hai là,
kiểm dịch động, thực vật. Pháp lệnh về
Thú y ngày 15/2/1993 và Nghị định số 93/1993/
NĐ-CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành Pháp lệnh Thú y quy định: Tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên
quan đến công tác thú y trên lãnh thổ Việt Nam
“không được làm lây lan dịch bệnh gây hại cho...
môi trường sinh thái”, “nước sử dụng, hệ thống
thoát nước thải..., đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú
y”. Bên cạnh đó, các biện pháp kiểm dịch động,
thực vật cũng quy định cụ thể tại hệ thống các văn
bản như: Quy định 28/TTg ngày 13/01/1997 của Thủ
tướng Chính phủ và Thông tư số 02/NN-XNK/TT
ngày 03/3/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Thông tư số 41/2000/TT-BNN-KH ngày
13/4/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hóa thuộc diện quản lý ngành nông nghiệp; Pháp
lệnh bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25/7/2001;
Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của
Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo vệ thực vật, Điều
lệ Kiểm dịch thực vật và Điều lệ Quản lý thuộc bảo
vệ thực vật...
Thông thường sau 5 - 6 năm, các tiêu chuẩn
chất lượng phải được xem xét để sửa đổi cho
phù hợp nhưng Việt Nam có nhiều tiêu chuẩn
tồn tại trên 20 năm vẫn chưa thay đổi. Trong
vài năm gần đây, việc xây dựng các tiêu chuẩn
Việt Nam theo hướng thamkhảo các tiêu chuẩn
quốc tế đã được đẩymạnh, tuy nhiên tốc độ xây
dựng các tiêu chuẩn Việt Nam vẫn còn thấp do
kinh phí hạn hẹp, trong khi nhiều văn bản của
các bộ, ngành chưa được sửa đổi, bổ sung.
1...,95,96,97,98,99,100,101,102,103,104 106
Powered by FlippingBook