So ky 1 thang 6 - page 97

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
99
Như vậy, khả năng áp dụng pháp luật của chủ
thể tác động đến pháp luật hoạt động bảo lãnh
ngân hàng nói chung và bảo lãnh của NHTM đối
với trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu xây
lắp nói riêng ở các khía cạnh sau:
Một là,
nhận thức pháp luật của chủ thể tham
gia giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện
pháp luật hoạt động bảo lãnh của NHTM đối với
trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu xây lắp.
Đối với những quốc gia có kinh tế phát triển, hầu
hết người dân và DN đã hiểu biết về hoạt động
cũng như pháp luật hoạt động bảo lãnh của NHTM
đối với trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu
xây lắp nên việc áp dụng luật được thuận lợi và
ít tranh chấp hơn. Ngược lại, đối với các nền kinh
tế còn chậm phát triển, nhận thức pháp luật của
người dân và DN chưa cao nên dễ dẫn đến những
hành vi vi phạm cũng như tranh chấp trong hoạt
động bảo lãnh của NHTM đối với trách nhiệm của
nhà thầu trong đấu thầu xây lắp.
Hai là,
khả năng kiểm tra, thanh tra, giám sát,
xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước
có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả pháp
luật. Nếu hệ thống giám sát và xử lý vi phạm
này được thực hiện tốt thì sẽ hạn chế được các
vi phạm pháp luật trong hoạt động bảo lãnh của
NHTM đối với trách nhiệm của nhà thầu trong
đấu thầu xây lắp, bảo vệ quyền lợi của các bên
liên quan và ngược lại.
Ba là,
việc bảo vệ pháp luật của các cơ quan tài
phán. Hầu hết các tranh chấp phát sinh trong hoạt
động bảo lãnh của NHTM đối với trách nhiệm
của nhà thầu trong đấu thầu xây lắp được thực
hiện thông qua tòa án nên khả năng xét xử của
tòa án là một trong những yếu tố quan trọng giúp
bảo đảm thực hiện pháp luật. Nếu các vụ án được
giải quyết đúng bản chất sự việc, áp dụng đúng
quy định pháp luật thì sẽ bảo vệ được quyền lợi
chính đáng của các bên tranh chấp, đảm bảo hiệu
quả pháp luật, đồng thời là biện pháp phổ biến
pháp luật hiệu quả. Ngược lại, các quyết định giải
quyết không chính xác của tòa án sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến hoạt động này.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Trọng Thùy (2000), Bảo lãnh, tín dụng dự phòng và những luật
áp dụng, NXB Thống kê, Hà Nội;
2. Lê Nguyên (1996), Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng dự phòng, NXB
Thống kê, TP. Hồ Chí Minh;
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (2008),
Pháp luật về ngân hàng trung ương và NHTM một số nước, NXB Lao
động xã hội, Hà Nội.
Thực tế cho thấy, sự tương tác giữa các bộ phận
pháp luật là không tránh khỏi vì bản thân các quan
hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh có sự đan xen,
tương tác lẫn nhau và bản thân một văn bản pháp
luật không thể điều chỉnh hết một lĩnh vực cụ thể.
Do các văn bản pháp luật cùng điểu chỉnh một lĩnh
vực nên sự tương thích hay xung đột sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả pháp luật.
Nhìn chung, rất khó có thể đánh giá hết những
yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật vì sự đa dạng
và đan xen của những yếu tố tác động này. Tuy
nhiên, ở mức độ khái quát nhất, pháp luật hoạt
động bảo lãnh của NHTM đối với trách nhiệm của
nhà thầu trong đấu thầu xây lắp chịu chi phối của
các yếu tố: Chủ trương của nhà nước trong việc
phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng; thực
trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng; luật pháp
quốc tế và tập quán quốc tế; sự tương tác giữa các
bộ phận pháp luật trong hệ thống pháp luật quốc
gia và khả năng áp dụng pháp luật của các chủ
thể trong xã hội.
Tựu chung, sự tương tác giữa các bộ phận
pháp luật trong hệ thống pháp luật quốc gia có
ảnh hưởng lớn đến hiệu lực điều chỉnh pháp luật
về hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói chung và
bảo lãnh của NHTM đối với trách nhiệm của nhà
thầu trong đấu thầu xây lắp nói riêng. Khả năng
áp dụng pháp luật của các chủ thể trong một lĩnh
vực pháp luật cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả pháp luật trên thực tế. Ngược lại, để pháp
luật phù hợp với thực tiễn thì các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khi ban hành pháp luật phải
đánh giá được khả năng áp dụng pháp luật của
chủ thể liên quan.
Khả năng áp dụng pháp luật phụ thuộc vào hai
nguyên nhân cơ bản là nhận thức và ý thức chấp
hành pháp luật của chủ thể. Nếu các chủ thể nhận
thức đúng mà cụ thể là hiểu biết và vận dụng
đúng pháp luật thì sẽ đảm bảo hiệu quả pháp
luật. Ngược lại, nếu các chủ thể cố ý áp dụng sai
hoặc không thực hiện đúng quy định của pháp
luật sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của pháp luật
trong thực tế.
Hiện nay các tranh chấp phát sinh giữa ngân
hàng thương mại (bên bảo lãnh) và khách
hàng (bên được bảo lãnh) và người thụ
hưởng (bên nhận bảo lãnh) ngày càng nhiều
cho thấy, pháp luật hiện hành về hoạt động
bảo lãnh, bảo hành chưa đáp ứng được yêu
cầu của thực tiễn hội nhập quốc tế.
1...,87,88,89,90,91,92,93,94,95,96 98,99,100,101,102,103,104,105,106
Powered by FlippingBook