So ky 1 thang 6 - page 4

6
NGÀNH TÀI CHÍNH VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Ngày nhận bài: 4/5/2017
Ngày chuyển phản biện: 8/5/2017
Ngày nhận phản biện: 25/5/2017
Ngày chấp nhận đăng: 29/5/2017
tế Thế giới, Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0)
hay CMCN 4.0, là một thuật ngữ gồm một loạt các
công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và
chế tạo. CMCN 4.0 được định nghĩa là “một cụm
thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ
chức trong chuỗi giá trị”đi cùng với các hệ thống vật
lý trong không gian ảo, internet kết nối vạn vật (IoT)
và internet của các dịch vụ (IoS).
Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công
nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh
để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn
mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn
nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệumới, công nghệ tựđộng hóa, người máy...
Cuộc CMCN 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động
hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó
bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết
nối vạn vật và điện toán đám mây. Công nghiệp 4.0
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy
thông minh” hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy
thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ
giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo
của thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không
gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo
thời gian thực, và thông qua IoS, người dùng sẽ được
tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các
dịch vụ này…
Việc áp dụng rộng rãi những tiến bộ của công
nghệ thông tin và truyền thông ICT, như IoT, điện
toán đám mây, công nghệ thực tế - ảo... vào hoạt
động sản xuất công nghiệp làm mờ đi ranh giới giữa
thế giới thực và thế giới ảo, được gọi là hệ thống
sản xuất thực - ảo/điều khiển - vật lý CPPS (cyber-
physical production system). Đây là nền tảng cho
việc xây dựng các nhà máy thông minh, nhà máy
số ngày nay. CPPS là mạng lưới giao tiếp trực tuyến
Khái niệm về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Ngày 20/01/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)
lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành phố
Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ 4”,thu hút sự tham dự
của 40 nguyên thủ quốc gia và hơn 2.500 quan khách
từ hơn 100 quốc gia, trong đó có Phó Tổng thống
Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh David Cameron, Bill
Gates, CEO của Microsof Satya Nadella, Chủ tịch của
Alibaba Jack Ma,... Khái niệm Cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 hay Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã
được làm rõ tại diễn đàn này.
Theo GS. Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh
CÁCHMẠNG CÔNGNGHIỆP4.0– CƠHỘI VÀ THÁCHTHỨC
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
Nhân loại đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, được xây dựng trên cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ 3, đó là cuộc cách mạng kỹ thuật số được xuất hiện từ giữa thế kỷ trước,
là sự hợp nhất các công nghệ làmmờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
Ban biên tập trích giới thiệu tổng luận “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” được Cục Thông tin
khoa học và công nghệ Quốc gia biên soạn, cung cấp thêm cho bạn đọc cái nhìn toàn diện hơn về
khái niệm, các động lực và những thách thức, cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Công nghiệp 4.0, động lực, thách thức, cơ hội, kinh tế
Humanity is entering the 4th Industrial
Revolution, a revolution based on the Third
Industrial Revolution, a digital revolution
that has emerged since the middle of last
century, an integration of technologies that
blur boundaries between physical, digital and
biological. The editorial board will provide an
overview of the “4th Industrial Revolution”
synthesis by the National Agency for Science
and Technology Information to give readers
a more comprehensive understanding of the
concepts, motivations and challenges of the
4th Industrial Revolution.
Keywords: 4th Industrial Revolution, Industry
4.0, Dynamics, Challenges, Opportunities,
Economy
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...106
Powered by FlippingBook