So ky 1 thang 6 - page 8

10
NGÀNH TÀI CHÍNH VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
hóa thay thế con người trong hoạt động sản xuất có
thể dẫn đến dư thừa lao động, gây ra tình trạng mâu
thuẫn xã hội và gia tăng bất bình đẳng. Cùng với đó,
CMCN 4.0 sẽ tạo ra áp lực đối với chi tiêu chính phủ
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng
yêu cầu của đổi mới công nghệ và chi cho an sinh xã
hội để hạn chế sự gia tăng bất bình đẳng.
Cuộc CMCN 4.0 có thể tạo ra lợi thế cho những
nước đi sau như Việt Nam, hình thành và phát
triển nhanh nền kinh tế tri thức, thu hẹp khoảng
cách và đuổi kịp những nước đi trước trong khu
vực và thế giới thông qua việc tiếp thu, làm chủ và
ứng dụng nhanh vào sản xuất kinh doanh, quản lý
những tiến bộ, thành tựu công nghệ (kể cả phương
thức sản xuất, quản lý). Như vậy, Việt Nam có cơ
hội lớn để tiếp cận và bước vào cuộc cách mạng
sản xuất mới đang diễn ra trên thế giới. Tuy nhiên,
CMCN 4.0 cũng có thể tạo ra nguy cơ phá vỡ thị
trường lao động trong bối cảnh lực lượng lao động
lớn; lợi thế về nhân công giá rẻ sẽ mất dần; nguy cơ
tụt hậu xa hơn… Thêm vào đó, khoảng cách công
nghệ và tri thức có thể ngày càng lớn do phân hóa
thu nhập tăng cao, ảnh hưởng đến bất bình đẳng
và ổn định xã hội.
Tác động của CMCN 4.0 đối với Việt Nam được
dự báo trên một số mặt cụ thể như sau:
Thứ nhất,
tác động đối với tăng trưởng kinh tế:
Sự tiến bộ của khoa học, công nghệ (KHCN) và kỹ
thuật là động lực quan trọng đối với tăng trưởng
kinh tế thông qua năng suất lao động xã hội cao
hơn, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, từ đó
tạo nguồn tích lũy lớn cho nền kinh tế.
Thứ hai,
tác động đối với đầu tư: Việt Nam có khả
Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) dự báo
sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người
dân trên toàn thế giới. Công nghệ mới sẽ giúp tạo
ra các sản phẩm và dịch vụ mới, giảm chi phí vận
chuyển, liên lạc, từ đó tăng hiệu quả và năng suất
lao động, do đó chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên
đơn giản, hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế toàn cầu. Tuy nhiên, CMCN 4.0 có thể có những
ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động khi tự động
CHÍNHSÁCHTÀICHÍNHTRONGBỐICẢNH
CÁCHMẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4
ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
- Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng công
nghệ là dữ liệu lớn, điện toán đámmây và kết nối Internet toàn diện đang trở thành mối quan
tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này và đòi hỏi cần phải có các chính sách, biện pháp
tích cực, trong đó có các chính sách tài chính để có thể tận dụng các lợi thế nhằm phát triển công
nghiệp trong nước, hạn chế tác động tiêu cực mà cuộc cách mạng công nghiệp này có thể mang lại.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, tài chính, chính sách tài chính
The fourth industrial revolution, known
as the Industrial Revolution 4.0, with its large
data technology platform, cloud computing
and comprehensive internet connectivity is
becoming a focus of most countries around
the world. In the process of international
economic integration, Vietnam is not out
of the trend and, therefore, releases positive
policies and measures including financial
policies to be able to take advantages for
industrial development while preventing the
negative impacts of this revolution.
Keywords: Industrial Revolution 4.0, finance,
financial policy
Ngày nhận bài: 5/5/2017
Ngày chuyển phản biện: 8/5/2017
Ngày nhận phản biện: 24/5/2017
Ngày chấp nhận đăng: 26/5/2017
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...106
Powered by FlippingBook