So ky 1 thang 6 - page 10

12
NGÀNH TÀI CHÍNH VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
(năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp
phần mềm, nội dung số); và 7 ngành công nghiệp
ưu tiên phát triển là dệt may, da giày, nhựa, chế
biến nông lâm thủy sản, khai thác chế biến bauxit
nhôm, thép, hóa chất; ngành năng lượng (dầu khí,
than, điện); ngành cơ khí trọng điểm và ngành công
nghiệp hỗ trợ (cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản
xuất lắp ráp ô tô, dệt may, da giày, và các ngành
công nghệ cao…); (ii) Các vùng kinh tế trọng điểm,
khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; (iii)
Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; (iv)
Hỗ trợ phát triển DN vừa và nhỏ, DN khởi nghiệp
(start up), bao gồm thuế thu nhập DN, thuế thu
nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng… nhằm hỗ trợ
thúc đẩy phát triển công nghiệp, các lĩnh vực, địa
bàn ưu tiên phát triển công nghiệp.
- Chính sách tài chính cho phát triển KHCN được
thể hiện ở việc khuyến khích cá nhân, DN đầu tư
vào KHCN; Cơ chế lập dự toán nhiệm vụ KHCN;
Cơ chế khoán sử dụng kinh phí; cơ chế quản lý
kinh phí thực hiện nhiệm vụ KHCN; Cơ chế định
giá kết quả nghiên cứu khoa học; Cơ chế quản lý
tài chính đối với hệ thống các Chương trình quốc
gia về KHCN; Cơ chế quản lý tài chính đối với các
Quỹ KHCN quốc gia (Quỹ đổi mới công nghệ quốc
gia và Quỹ phát triển KHCN quốc gia)... Bên cạnh
đó, bố trí chi ngân sách nhà nước cho phát triển
hoạt động KHCN cơ bản đảm bảo được mục tiêu
của Nghị quyết Trung ương, đạt mức 2% tổng chi
ngân sách nhà nước (tương đương 0,5-0,6% GDP).
Đến nay, NSNN vẫn là nguồn lực chủ đạo, chiếm
tới 65%-70% tổng mức đầu tư toàn xã hội cho hoạt
động KHCN. Đặc biệt, tổng chi NSNN cho KHCN
giai đoạn 2011-2015 (không tính chi trong an ninh,
quốc phòng và chi từ nguồn ưu đãi thu nhập tính
thuế của các DN theo quy định) cao gấp 1,73 lần so
với giai đoạn 2005-2010.
- Hình thành Quỹ phát triển KHCN đã được
hình thành. Kinh phí từ xã hội, DN được huy động;
DN được khuyến khích tạo điều kiện đổi mới công
nghệ, đa dạng hóa nguồn kinh phí ngoài ngân sách
cho hoạt động KHCN, đặc biệt ưu tiên đổi mới
KHCN trong những ngành công nghiệp mũi nhọn.
- Chính sách tài chính cho phát triển nguồn nhân
lực công nghiệp cũng được thực hiện. Việc đảm bảo
nguồn vốn cho yêu cầu phát triển nhân lực ngành
công nghiệp những năm qua cũng đã đặc biệt được
chú trọng, bao gồm cả nguồn lực từ NSNN, từ
nguồn vốn nước ngoài và từ nguồn đẩy mạnh xã
hội hóa các hoạt động đào tạo nhân lực.
Ngoài ra, chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng
ưu đãi cũng đang được áp dụng cho các dự án thuộc
ngành công nghiệp ưu tiên, các ngành công nghiệp
mũi nhọn; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất; các dự án đầu tư thuộc vùng kinh tế trọng
điểm; công nghiệp hỗ trợ.
Tuy nhiên, qua thực tiễn thể chế hóa và tổ chức
thực hiện các chính sách ưu đãi phát triển công nghệ
ở Việt Nam cũng còn một số vấn đề cần được phân
tích, nhận diện để có các biện pháp khắc phục phù
hợp trong những năm tiếp theo, đó là:
Một là,
các định hướng về phát triển công nghiệp
chậm được điều chỉnh do đó, dẫn đến việc ban hành
và tổ chức thực hiện một số cơ chế, chính sách tài
chính để thúc đẩy phát triển công nghiệp còn chưa
thực sự đồng bộ, chưa bắt kịp đòi hỏi của thực tiễn,
nhất là sự vận động của cơ chế thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế.
Hai là,
phân bổ nguồn lực vẫn còn dàn trải, hiệu
quả sử dụng vốn NSNN cho đầu tư phát triển công
nghiệp chưa cao. Việc huy động nguồn lực của khu
vực tư nhân cho việc đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ
thuật thiết yếu cho phát triển công nghiệp còn hạn
chế trong khi NSNN ngày càng hạn hẹp...
Ba là,
do việc xác định các ngành, lĩnh vực, khu
vực ưu tiên phát triển liên quan đến lĩnh vực công
nghiệp còn dàn trải, nên chính sách ưu đãi trong
phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên chưa có
sự tập trung, dẫn đến hiệu quả chưa cao, nhất là đối
với việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế.
Bốn là,
ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được
xem là nền tảng và là yêu cầu để phát triển các ngành
công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm, song đến nay
ngành CNHT ở nước ta còn kém phát triển, hiệu
quả của việc áp dụng các chính sách ưu đãi về tài
chính đối với CNHT chưa cao do chưa xác định rõ
(hoặc còn dàn trải) các mũi nhọn cần tập trung ưu
tiên hỗ trợ phát triển.
Năm là,
tiềm lực khoa học, công nghệ chậm được
cải thiện, chưa làm chủ được quá trình nội địa hóa.
Ứng dụng KHCN chưa trở thành động lực nội sinh
Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động tích cực
đến ngành Tài chính Việt Nam thông qua việc
phát triển giao dịch trực tuyến thuế, hải quan,
Kho bạc Nhà nước; Hệ thống thông tin quản lý
ngân sách và kho bạc (Tabmis); Thủ tục hành
chính thuế, hải quan… Tuy nhiên, Cách mạng
công nghiệp 4.0 cũng gây ra một số thách thức
trong việc xây dựng hệ thống thể chế chính
sách tài chính - ngân sách nhà nước phù hợp
với bối cảnh và tình hình mới.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...106
Powered by FlippingBook