TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 21

20
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
hoạt động hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết
ngành, chuỗi giá trị, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP đã
quy định cụ thể, chi tiết các nội dung liên quan như
tiêu chí lựa chọn, phương thức lựa chọn các DNNVV
được nhận hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi
giá trị. Các hỗ trợ đối với DNNVV tham gia cụm liên
kết ngành và chuỗi giá trị theo quy định của Nghị
định số 39/2018/NĐ-CP rất đa dạng, từ việc hỗ trợ
chi phí đối với đào tạo nâng cao trình độ công nghệ,
kỹ thuật sản xuất chuyên biệt đến hỗ trợ liên kết sản
xuất kinh doanh; Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở
rộng thị trường; Hỗ trợ tư vấn tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật, đo lường, chất lượng...
Thứ tư,
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP đã quy định
cụ thể về trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc tổ chức triển
khai thực hiện các quy định của Nghị định này. Việc
quy định rõ trách nhiệm đối với từng bộ, ngành có
liên quan là cơ sở quan trọng để các quy định có thể
được triển khai một cách thống nhất, hiệu lực và hiệu
quả, tạo căn cứ để xác định trách nhiệm cụ thể đối với
từng bộ, cơ quan có liên quan.
Tóm lại, so với trước khi Luật DNNVV được ban
hành thì các quy định hướng dẫn tại Nghị định này
quy định cụ thể, chi tiết hơn từ tiêu chí xác định,
điều kiện lựa chọn đến phương thức lựa chọn đối
tượng hỗ trợ. Các nội dung hỗ trợ đối với từng hình
thức hỗ trợ cũng được quy định chi tiết nhằm tạo
điều kiện tăng tính khả thi và hiệu quả đối với mỗi
hoạt động hỗ trợ cho DNNVV.
Nhìn chung, các quy định chi tiết, cụ thể hơn các
hình thức hỗ trợ đã có trước đây cùng với các hình
thức hỗ trợ mới được bổ sung quy định tại Nghị
định số 39/2018/NĐ-CP về cơ bản đã hình thành
một khung pháp lý đồng bộ, thống nhất và là tiền
đề để triển khai các giải pháp hỗ trợ DNNVV có tính
khả thi và đạt hiệu quả cao hơn. Các quy định mới
sẽ giúp khắc phục nhiều tồn tại, hạn chế của hoạt
động hỗ trợ DNNVV đã được triển khai trước khi
Luật DNNVV được ban hành như vấn đề thiếu quy
định chi tiết cụ thể về hình thức cũng như nội dung
hỗ trợ dẫn đến tính khả thi và hiệu quả hỗ trợ thấp,
thiếu các hình thức hỗ trợ phù hợp, hiệu quả… Tuy
nhiên, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP cũng còn một
số bất cập, hạn chế cần bàn thảo để điều chỉnh như:
- Mặc dù Luật DNNVV quy định về nguyên tắc
tôn trọng quy luật thị trường song các nguyên tắc
hỗ trợ tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP vẫn chưa
thể hiện hết được tinh thần này. Cụ thể, Nghị định
số 39/2018/NĐ-CP chỉ mới đưa ra nguyên tắc ưu
tiên đối với DNNVV có chủ là nữ, DN sử dụng
nhiều lao động nữ và nguyên tắc ưu tiên theo thời
gian mà chưa đề cập đến các nguyên tắc lựa chọn
gắn với hiệu quả hoạt động hỗ trợ. Có nghĩa là,
ngoài việc ưu tiên hỗ trợ về giới, theo thời gian thì
cũng cần đặt ra các nguyên tắc lựa chọn thông qua
đánh giá tiềm năng của từng dự án dựa trên hình
thức Hội đồng đánh giá độc lập có tính chuyên
môn cao…
- Quy định về mạng lưới tư vấn viên vẫn mang
tính cứng nhắc và hành chính. Theo quy định tại
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, để trở thành tư vấn
viên trong mạng lưới tư vấn viên để cung cấp
dịch vụ tư vấn đối với các DNNVV nhận được hỗ
trợ thì các nhà tư vấn phải nộp hồ sơ đăng ký vào
mạng lưới tư vấn viên. Do đó, cần bổ sung quy
định về nhiệm vụ của cơ quan chịu trách nhiệm
vận hành mạng lưới tư vấn trong việc khuyến
khích, mời gọi các nhà tư vấn có năng lực tham gia
vào hoạt động cung cấp tư vấn cho các DNNVV
được hỗ trợ.
- Nghị định số 39/2018/NĐ-CP cũng chưa tách
bạch và có quy định riêng về mức hỗ trợ riêng đối
với từng hình thức tổ chức kinh doanh khác nhau
do chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
- Quy định về thành lập và hoạt động của Hội
đồng tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP là toàn quyền
của cơ quan chủ trì Đề án hỗ trợ DNNVV mà chưa
có sự tham gia của đối tượng được nhận hỗ trợ là
chính các DNNVV cũng như các bên có liên quan
khác (nhà đầu tư, bên cho vay…). Trên thực tế, để
có được những thành viên có chất lượng và chuyên
môn sâu, vai trò của các tổ chức chuyên nghiệp là rất
quan trọng. Vì vậy, việc tham gia của các bên sẽ làm
tăng khả năng có được một Hội đồng có chất lượng
cao và hoạt động hiệu quả hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14;
2. Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV;
3. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp
phát triển DNNVV;
4. Các website: dangkykinhdoanh.gov.vn, moj.gov.vn, hotrodoanhnghiep.gov.
vn, tapchitaichinh.vn…
Các quy định mới giúp khắc phục nhiều tồn
tại, hạn chế của hoạt động hỗ trợ DNNVV được
triển khai trước khi Luật DNNVV ban hành như
vấn đề thiếu quy định chi tiết cụ thể về hình
thức cũng như nội dung hỗ trợ dẫn đến tính
khả thi và hiệu quả hỗ trợ thấp, thiếu các hình
thức hỗ trợ phù hợp, hiệu quả…
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...129
Powered by FlippingBook