TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 49

48
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
rộng sản xuất, kinh doanh của kinh tế tư nhân ở Việt
Nam cần được khuyến khích và đẩy mạnh.
Thực tế cũng đã cho thấy, kinh tế tư nhân thời
gian qua chủ yếu hoạt động dưới hình thức hộ gia
đình - bộ phận đông đảo, có tiềm năng, có vị trí
quan trọng, lâu dài, góp phần tạo ra nhiều của cải
vật chất cho xã hội, giải quyết nhiều việc làm cho
người lao động. Đến nay, hình thức kinh tế này đã
phát triển nhanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ, góp phần
quan trọng vào các thành tựu kinh tế – xã hội. Tuy
nhiên, cũng cần phải nhìn nhận, kinh tế tư nhân dù
cố gắng đến bao nhiêu cũng không thể loại bỏ được
những hạn chế vốn có như: tính tự phát, manh mún,
hạn chế về kỹ thuật. Để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát
triển trong điều kiện nước ta đã và đang hội nhập
ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế, trong 15
năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh
đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách,
biện pháp quan trọng về khuyến khích và tạo điều
kiện để kinh tế tư nhân phát triển. Điển hình như:
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1991,
Đảng ta xác định: “Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể
là nền tảng của nền kinh tế quốc dân”.
Văn kiện Đại hội X của Đảng năm 2006 nhận
định: Kinh tế tư nhân là khu vực “có vai trò quan
trọng, là một trong những động lực của nền kinh
tế”; Nghị quyết Đại hội XI của Đảng năm 2011 cũng
cho rằng: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát
triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong
những động lực của nền kinh tế”.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng năm 2016 đã
chỉ rõ: “Hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo thuận
lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các
ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực
Khẳng định vai trò,
vị trí quan trọng của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân là hình thức kinh tế dựa trên tư
hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của
bản thân người lao động và gia đình. Trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, ngoài
có vị trí quan trọng trong phát triển nền kinh tế, kinh
tế tư nhân còn có vai trò đáng kể xét về phương diện
phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất
cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã
hội; Là lĩnh vực có điều kiện phát huy nhanh và hiệu
quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của
từng gia đình, từng người lao động. Do đó, việc mở
CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN
PHÁT TRIỂNKINHTẾ TƯNHÂNỞVIỆT NAM
ThS. NGUYỄN VĂN TUÂN
- Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải *
Sau 30 năm đổi mới, kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước. Khu vực kinh tế này góp phần giải quyết công ăn việc làm; huy động nguồn
lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước; tạo môi
trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Từ khóa: Kinh tế tư nhân, kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước, môi trường kinh doanh
THEORIES AND PRACTICES FOR THE DEVELOPMENT
OF PRIVATE SECTOR IN VIETNAM
After 30 years of reform, the private sector
has been contributing greatly to the socio-
economic development of the country. This
economic sector engages in job creating,
mobilizing resources and enhancing economic
growht, contributing to the State budget,
creating healthy business environment,
developing the socialist market mechanism
and pacing the international integration
process of Vietnam.
Keywords: Private sector, socio-economic, state budget,
business environment
Ngày nhận bài: 20/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 4/7/2018
Ngày duyệt đăng: 9/7/2018
*Email:
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...129
Powered by FlippingBook