TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 54

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
53
cấp dịch vụ sản phẩm số trên website, các trang
mạng xã hội, ví dụ như là những DN sử dụng
website quảng bá sản phẩm hàng hóa kết hợp bán
hàng trực tuyến trực tiếp cho người tiêu dùng là cá
nhân nhưng không xuất hóa đơn bán hàng.
Cơ quan thuế gặp khó khăn khi các đơn vị cho
thuê máy chủ chưa hợp tác đầy đủ về cung cấp
thông tin các DN vận hành các website bán hàng.
Khó khăn này do cơ chế bảo mật thông tin của
khách hàng mà các website đang thực hiện (Theo
Mạnh Thị Tuyết Mai, 2018).
Giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý thuế đối với thương mại điện tử
Luật Quản lý Thuế hiện hành tạo nền tảng và
mở đường cho việc phát triển các quy định và kỹ
năng mới của quản lý thuế hiện đại, cho phép cơ
quan thuế chủ động trong quản lý người nộp thuế
(NNT) kinh doanh trong môi trường truyền thống
và TMĐT. Tuy nhiên, để thúc đẩy giao dịch điện tử
trong quản lý thuế nói chung và TMĐT nói riêng
ở khía cạnh vừa tạo thuận lợi cho NNT, vừa đảm
bảo ngăn ngừa, phòng chống được các hệ quả tiêu
cực của TMĐT, thời gian tới cần triển khai các biện
pháp sau:
Thứ nhất,
quản lý chặt chẽ khâu đăng ký thuế để
kịp thời nắm bắt được hoạt động TMĐT của các tổ
chức, cá nhân. Để tham gia hoạt động TMĐT, các tổ
chức, cá nhân chỉ cần một số vốn nhỏ và kiến thức
cơ bản về công nghệ thông tin (CNTT), mua một
tên miền (địa chỉ website) với chi phí thấp là có thể
vận hành và thực hiện giao dịch mua bán qua mạng
internet một cách dễ dàng. Với tính chất “ảo”, dễ
dàng thành lập cũng như xóa bỏ, hoạt động TMĐT
thường được các tổ chức, cá nhân lợi dụng để tiến
hành các hoạt động kinh doanh qua mạng internet
mà không đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền,
nhằm thoát khỏi sự quản lý, giám sát và thực hiện
các hành vi trốn thuế.
Hiện nay, NNT tự kê khai hoạt động kinh doanh
đăng ký trên tờ khai ban đầu và bổ sung khi có thay
đổi. Tuy nhiên, cơ quan thuế chỉ nắm bắt được các
hoạt động thực sự của NNT qua công tác thanh
tra, kiểm tra tại trụ sở NTT. Đối với các hoạt động
“chui”, đặc biệt là các hoạt động trên môi trường
internet thì với phương thức quản lý như hiện nay,
cơ quan Thuế rất khó phát hiện nếu DN thực hiện
hoạt động mà không đăng ký với cơ quan thuế. Vấn
đề quản lý chặt chẽ đăng ký thuế được đặt ra để cơ
quan Thuế có thể nắm bắt và quản lý chặt chẽ hoạt
động kinh doanh TMĐT của NNT, tránh tình trạng
NNT thực hiện kinh doanh mà không đăng ký với
cơ quan thuế. Đồng thời, cơ quan thuế cần phối hợp
với các đơn vị quản lý việc đăng ký kinh doanh điện
tử, đăng ký tên miền, cho thuê máy chủ, sàn giao
dịch TMĐT để thu thập thông tin về NNT nhằm kịp
thời phát hiện các hoạt động kinh doanh TMĐT của
NNT mà không đăng ký với cơ quan Thuế.
Thứ hai,
tăng cường phổ biến pháp luật thuế về
TMĐT cũng như các pháp luật khác có liên quan
cho NNT nhằm nâng cao tính tuân thủ của NNT
trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với hoạt
động kinh doanh TMĐT.
Trong quản lý thuế, bên cạnh các biện pháp mang
tính chất cưỡng chế, răn đe như thanh tra, kiểm tra
thì các biện pháp giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng
cao ý thức tuân thủ của NNT cũng đóng vai trò vô
cùng quan trọng. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc
tế cho thấy, các nước rất chú trọng đến việc tuyên
truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế liên
quan đến hoạt động TMĐT cho NNT như: Thường
xuyên tổ chức các buổi hội nghị chuyên đề nhằm
cung cấp các kiến thức về thuế đối với TMĐT cho
NNT; Cử các chuyên gia về thuế đến trao đổi tại các
hội thảo do Hiệp hội kinh doanh TMĐT tổ chức; Tổ
chức các cuộc họp với Hiệp hội kinh doanh TMĐT
để thảo luận các vấn đề về thuế…
Thứ ba,
đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế
để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi gian lận
thuế trong hoạt động kinh doanh TMĐT. Về mặt
quy trình, các nước thực hiện thanh tra, kiểm tra
đối với hoạt động TMĐT tương tự như đối với các
hoạt động kinh doanh khác. Tuy nhiên, do tính
chất đặc thù của TMĐT, trong thanh tra TMĐT,
cán bộ thanh tra cần sử dụng thêm các phần mềm,
ứng dụng CNTT hỗ trợ như: Ứng dụng giúp nhận
dạng, tìm kiếm, khôi phục và phân tích các dữ liệu
điện tử, hệ thống phân tích thông tin… Trong đó,
việc rà soát, tìm kiếm thông tin, thu thập chứng cứ
giao dịch TMĐT đóng vai trò rất quan trọng, vì giao
dịch TMĐT chủ yếu được thực hiện trên môi trường
internet, rất khó truy lần giao dịch và cán bộ thuế
phải có kiến thức về CNTT và có công cụ hỗ trợ thì
mới thực hiện được.
Một số cơ quan Thuế phân bổ nguồn lực để đào
tạo chuyên gia thanh tra qua máy tính (thanh tra
bằng công cụ điện tử) và chuyên gia tư vấn kỹ thuật,
những người có kiến thức về việc sử dụng các công
cụ tìm kiếm trên internet trong quy trình thanh tra,
bao gồm các kiến thức, kỹ năng:
- Nhận dạng và xác định cơ sở kinh doanh tham
gia một phần hoặc toàn bộ hoạt động TMĐT để từ
đó chủ động sử dụng kỹ thuật, kỹ năng kiểm tra,
giám sát tuân thủ của NNT.
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...129
Powered by FlippingBook