TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 50

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
49
quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh
nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các
tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp
vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế tư
nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”.
Gần đây nhất, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII
(tháng 6/2017) đã ban hành Nghị quyết về phát triển
kinh tế tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế tư
nhân trở thành một động lực quan trọng của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa
kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng
với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô,
chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa
(GDP). Tại Nghị quyết này, Đảng ta tiếp tục khẳng
định: “Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với
kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền
kinh tế độc lập, tự chủ”. Đây là một bước tiến mới,
sự thay đổi lớn về tư duy lý luận và đường lối, từ
quan điểm cho đến nhiệm vụ và giải pháp được đặt
ra toàn diện, bài bản và đúng tầm, với tinh thần nói
đi đôi với làm. Kinh tế tư nhân đã được nâng lên,
đóng vai trò nòng cốt của nền kinh tế, bên cạnh kinh
tế nhà nước và kinh tế tập thể.
Nhìn chung, vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức
rõ hơn và đánh giá đúng hơn; Ngày càng đóng góp
lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho
đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng
kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách
nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân,
bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội.
Nhìn vào bức tranh kinh tế tư nhân hiện nay,
chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh của một khu vực
năng động và nổi bật với một số lượng lớn ba, bốn
thế hệ doanh nhân biết tiến bước để thành công. Chỉ
trong vòng hai năm 2016, 2017, đất nước đã chứng
kiến một lượng doanh nghiệp mới thành lập đạt kỷ
lục, đưa số doanh nghiệp tư nhân lên gần 700.000.
Trong đó, số doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tăng
gần gấp đôi trong hai năm (2016-2017). Hàng chục
quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế đã vào hoạt động tại
Việt Nam, nhiều định chế tài chính, các tập đoàn và
các nhà đầu tư đang tích cực tham gia huy động sử
dụng nguồn lực tài chính lớn cho khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo.
Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân,
bao gồm cả kinh tế cá thể luôn duy trì ổn định trong
khoảng 39-40%. Bước đầu đã hình thành được một
số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt
động đa ngành, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên
thị trường trong nước và quốc tế; đội ngũ doanh
nhân ngày càng lớn mạnh. Số lượng DN của tư nhân
tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng; phong trào
khởi nghiệp được đẩy mạnh…
Mức độ đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước
của kinh tế tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng
liên tục trong những năm qua. Tính đến nay, cả nước
có khoảng trên 500.000 doanh nghiệp tư nhân đang
hoạt động và mỗi năm có thêm hàng vạn doanh
nghiệp được thành lập mới; Thu hút khoảng 51%
lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu
việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần
quan trọng vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế,
tăng thu nhập cho người dân…
Những tập đoàn tư nhân giờ đây cũng đã đủ
khả năng mở rộng kinh doanh đa ngành như bán
lẻ, nông nghiệp công nghệ cao, bệnh viện, trường
học, du lịch… với chất lượng cao, tạo được lòng tin
cho người tiêu dùng. Các công trình lớn, phức tạp
về địa hình và công nghệ đòi hỏi năng lực về vốn
đầu tư, trình độ chuyên môn trước đây vốn chỉ được
giao cho doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm thì
nay cũng đang được chuyển dần sang khối tư nhân.
Đẳng cấp, vai trò và tư cách của kinh tế tư nhân rõ
ràng đang ngày càng được khẳng định. Năm 2018,
Việt Nam đã có thêm 2 tỷ phú lọt vào danh sách tỷ
phú của Forbes, đưa con số tỷ phú của Việt Nam lên
con số 4 với lượng tài sản hơn 10 tỷ USD, dự báo số
lượng tỷ phú sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ý
nghĩa hơn, đằng sau sự thành công của các tỷ phú
cũng chính là sự lớn mạnh của các “sếu đầu đàn”
trong khu vực tư nhân.
Những số liệu trên thể hiện niềm tin của người
dân vào tình hình kinh tế và môi trường kinh doanh
tăng lên, yên tâm bỏ vốn đầu tư lập doanh nghiệp.
Từ vài chục nghìn doanh nghiệp vào những năm
đầu thế kỷ này, năm 2016 số doanh nghiệp mới
được thành lập vượt qua con số 100 nghìn và mục
tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 là khả thi.
Mặc dù đã khẳng được vị trí, vai trò quan trọng
trong nền kinh tế, song khu vực kinh tế tư nhân đã
bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém. Nhìn tổng
thể, lực lượng kinh tế tư nhân Việt Nam vẫn còn khá
yếu, nhất là khi đối diện với các yêu cầu hội nhập
quốc tế. Xuất phát điểm phát triển và năng lực nội
tại của kinh tế tư nhân nhìn chung còn thấp; chủ
yếu vẫn là kinh tế hộ, cá thể. Đáng nói hơn, có tới
97% DN tư nhân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, trình
độ công nghệ thấp và chậm đổi mới, năng lực tài
chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn
thấp, trình độ quản trị, tính liên kết còn yếu; khả
năng tham gia chuỗi giá trị trong nước và quốc tế
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...129
Powered by FlippingBook