TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 53

52
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
“mỏ vàng” ở Đông Nam Á khi có mức tăng trưởng
“thần kỳ” trong những năm gần đây. Tuy nhiên,
việc quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT không
chỉ là bài toán khó đối với cơ quan Thuế mà còn
là thách thức đối với hoạt động giao dịch điện tử
xuyên biên giới. Do vậy, việc quản lý thuế đối với
hoạt động này đã được đưa vào chương trình nghị
sự nhiều phiên họp của Bộ trưởng Tài chính các
nước. Năm 2017, Việt Nam với tư cách là Chủ tịch
Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
cũng đã đưa nội dung này vào chương trình nghị sự
của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC. Nội dung
về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT cũng là 1
trong 15 chương trình hành động của Bộ trưởng Tài
chính các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển
kinh tế (OECD) và các nước G20. Thời gian tới, Việt
Nam cũng đang chuẩn bị các cơ sở pháp lý tham gia
chương trình hành động hợp tác về hành chính, về
quản lý, chống xói mòn nguồn thu và chống chuyển
lợi nhuận ra các “thiên đường thuế”, đặc biệt là lĩnh
vực TMĐT. Đây là một trong những nội dung tăng
cường hợp tác với các cơ quan thuế quốc tế (Theo
ThS. Lê Thị Thùy Linh, 2018).
Loại hình kinh doanh TMĐT đã phát triển mạnh
thời gian gần đây tại Việt Nam. Việc mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, quảng cáo thông qua các
phương tiện như phát sóng truyền hình, các website
TMĐT, sàn giao dịch TMĐT, các mạng xã hội của
nước ngoài ngày càng nở rộ, đặc biệt là các loại hình
kinh doanh TMĐT xuyên biên giới như: Facebook,
Google, Uber… Tại Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam
năm 2018, Hiệp hội TMĐT Việt Nam nhận định, từ
năm 2018, TMĐT Việt Nam chuyển sang giai đoạn
thứ ba với tốc độ phát triển nhanh và ổn định. Trong
giai đoạn này, giao dịch trực tuyến sẽ tăng cao cả số
lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch. Nếu như
ở các giai đoạn trước, việc thu thuế đối với TMĐT
ít có ý nghĩa thực tế, thì từ năm 2018, việc quản lý
thuế đối với loại hình kinh doanh này vừa có tác
động lớn tới sự phát triển, vừa mang lại nguồn thu
cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra của ngành
Thuế thực hiện đối với các DN có hoạt động kinh
doanh TMĐT cần hoàn thiện cơ chế, chính sách
nhằm đưa công tác quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT vào nề nếp. Do đó, tại Dự thảo Luật Quản lý
thuế (sửa đổi), Bộ Tài chính đã bổ sung các nội dung
liên quan đến việc quản lý thuế đối với hoạt động
kinh doanh TMĐT tại chương về giao dịch điện tử
trong lĩnh vực thuế.
Theo Bộ Tài chính, Luật Quản lý thuế hiện hành
mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung 3 lần, tạo tiền đề áp
dụng quản lý thuế điện tử, song chưa đảm bảo được
cơ sở pháp lý cho việc chuyển hẳn sang áp dụng rộng
rãi. Do đó, cần sửa đổi Luật Quản lý thuế hướng tới
mục tiêu tạo khung pháp lý để áp dụng phổ biến
quản lý thuế điện tử. Dự thảo Tờ trình Chính phủ
về Đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) là
bước khởi đầu quan trọng trong quảnh lý thuế đối
với TMĐT. Dự thảo Luật Quản lý thuế dự kiến có
hiệu lực từ ngày 1/1/2020 hoặc từ ngày 1/7/2020.
Một số vướng mắc
trong quản lý thuế đối với thương mại điện tử
Do những tính chất đặc thù của TMĐT khác với
thương mại truyền thống, như quy mô hoạt động
rộng trên môi trường internet có tính phi biên giới;
dễ dàng thay đổi, che dấu thông tin… nên cơ quan
Thuế gặp không ít khó khăn trong quá trình triển
khai quản lý thuế đối với lĩnh vực này, gồm:
-
Việc cấp giấy phép kinh doanh cho các DN còn
vướng mắc do hoạt động TMĐT hay một số hoạt
động TMĐT chưa có trong danh mục ngành nghề
kinh doanh (mặc dù theo quy định của pháp luật
hiện hành thì các tổ chức, cá nhân được phép kinh
doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm
ví dụ như kinh doanh ngành tiền điện tử, tiền ảo, tài
sản kỹ thuật số, cung cấp dịch vụ quảng cáo trên các
ứng dụng phần mềm, kết nối vận tải bằng phương
tiện điện tử) nên đã gây khó khăn cho cơ quan quản
lý thuế trong việc phân loại những ngành nghề kinh
doanh để xác định nghĩa vụ nộp thuế.
-
Ở Việt Nam sử dụng hóa đơn giấy cho các giao
dịch TMĐT (chiếm tỷ lệ 91,8%) là chủ yếu. Đồng
thời, hiện nay chưa có chế tài bắt buộc các DN phải
sử dụng hóa đơn điện tử. Do đó, cơ quan Thuế gặp
không ít khó khăn trong việc quản lý kê khai thuế.
Hiện nay, cơ quan quản lý thuế đang trình Chính
phủ một đề án về triển khai sử dụng hóa đơn điện
tử. Khi đề án được thông qua sẽ góp phần tăng hiệu
quả việc quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.
-
Việc xác định đúng bản chất giao dịch để đánh
thuế hoạt động kinh doanh TMĐT nhất là trong nền
kinh tế chia sẻ (ví dụ như loại hình kinh doanh của
Uber, Grab) hiện vẫn còn tranh cãi nhiều, chưa có
quyết định cuối cùng nên vấn đề quản lý thuế cũng
gặp nhiều khó khăn.
-
Quản lý thu thuế nhà thầu đối với các giao dịch
thương mại xuyên biên giới (ví dụ như mô hình
cung cấp dịch vụ đặt phòng trực tuyến, mô hình
du lịch, khách sạn trực tuyến) đang gây ra không ít
khó khăn cho cơ quan Thuế trong việc xác định tỷ
lệ thu thuế.
-
Khó quản lý đối với hoạt động bán hàng cung
1...,43,44,45,46,47,48,49,50,51,52 54,55,56,57,58,59,60,61,62,63,...129
Powered by FlippingBook