TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 51

50
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
còn thấp. Khảo sát do UNDP và Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương thực hiện tại 100 đơn
vị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy, mức đầu
tư cho đổi mới thiết bị và công nghệ rất thấp, chỉ
chiếm 3% doanh thu cả năm; chủ yếu do lợi nhuận
còn ít nên hạn chế về năng lực tích tụ vốn dành để
đổi mới công nghệ, khó tiếp cận vốn từ các quỹ hỗ
trợ và các chương trình ưu đãi của Chính phủ; tỷ lệ
doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chương trình hỗ
trợ của Chính phủ dưới 10%.
Việc tham gia sâu vào nền kinh tế thế giới, chuỗi
giá trị toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam cũng đang
tạo nên những thách thức không nhỏ đối với khu vực
kinh tế tư nhân. Cụ thể là doanh nghiệp khu vực này
sẽ phải cạnh tranh quyết liệt, gay gắt hơn với nhiều
đối thủ trên bình diện rộng và sâu hơn ngay cả ở thị
trường trong nước. Một cuộc khảo sát gần đây cho
thấy, số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc
trong các doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 0,025%
trong tổng số lao động trong khu vực doanh nghiệp.
Theo nhận định của giới chuyên gia, nếu không
có một Chương trình quốc gia phát triển lực lượng
doanh nghiệp Việt được thiết kế chặt chẽ, gắn chặt
với trách nhiệm thực thi của các tổ chức và cá nhân,
doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể trỗi dậy và
đứng vững.
Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành
động lực quan trọng của nền kinh tế
Để kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh
mẽ và lành mạnh hơn, thực sự trở thành một động
lực quan trọng của nền kinh tế (mục tiêu đến năm
2030 đạt khoảng 2 triệu doanh nghiệp tư nhân, đóng
góp 60-65% GDP), cần có sự hỗ trợ đồng bộ và thống
nhất của các, bộ, ngành liên quan, cụ thể:
Một là,
cần tiếp tục nâng cao nhận thức để tạo
sự thống nhất trong thực hiện Nghị quyết của
Đảng; Khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân là
một trong những động lực quan trọng của nền
kinh tế, nhất là tạo việc làm và an sinh xã hội;
Đồng thời, chủ động khắc phục những biểu hiện
tiêu cực trong phát triển kinh tế tư nhân, nhất là ý
thức chấp hành pháp luật.
Hai là,
tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, chính
sách phù hợp với bối cảnh phát triển, đồng thời, xác
định rõ những nội dung tiếp tục phải được thể chế
hóa và nội dung không còn phù hợp, cần phải điều
chỉnh, để tiếp tục đổi mới hơn nữa cơ chế, chính
sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh
tế tư nhân. Điển hình như: Đẩy mạnh thực hiện Luật
doanh nghiệp, Luật Đầu tư, cần quy định rõ việc
thành lập và hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, các
đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời,
tiếp tục hỗ trợ công tác theo dõi, phân tích và cung
cấp thông tin cho hoạt động xúc tiến thương mại,
đẩy mạnh xuất khẩu cho kinh tế tư nhân.
Ba là,
tiếp tục đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng và quản lý nhà nước đối với kinh tế tư
nhân; kịp thời động viên, khen thưởng, tôn vinh
những doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt và uốn
nắn những lệch lạc, sai phạm của kinh tế tư nhân,
sớm có quy chế, tiêu chí thống nhất về xét thưởng,
tôn vinh kinh tế tư nhân…
Bốn là
, thúc đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền
kinh tế, gắn với việc cơ cấu lại các doanh nghiệp,
trong đó có doanh nghiệp tư nhân. Thực hiện đúng
chính sách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế;
khuyến khích và mở rộng các hình thức hợp tác, liên
kết, liên doanh giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh
nghiệp nhà nước, hợp tác xã và các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, tạo mối quan hệ hợp tác,
cạnh tranh, cùng có lợi.
Việt Nam cần thúc đẩy các hoạt động phát triển
công nghệ tầm trung phù hợp với trình độ phát triển
hiện tại như thiết lập các cụm liên kết ngành sản xuất
linh kiện đòi hỏi quy mô đầu tư vốn vừa phải và
độ tinh vi công nghệ ở mức trung bình. Việt Nam
cũng cần nắm bắt được làn sóng khởi nghiệp của các
doanh nghiệp công nghệ và thúc đẩy các hệ sinh thái
khởi nghiệp nhằm giúp các doanh nhân vượt qua rào
cản về vốn, rủi ro, nguồn nhân lực... để hiện thực hóa
các ý tưởng của mình liên quan đến công nghệ và đổi
mới sáng tạo.
Sáu là,
cần tổ chức các lớp tập huấn cho chủ doanh
nghiệp trước và sau khi thành lập về kiến thức về
quản trị doanh nghiệp, công nghệ, thị trường, liên
kết dọc, ngang theo chuỗi giá trị sản phẩm, hệ thống
luật pháp có liên quan đến doanh nghiệp, cung cấp
thông tin cập nhật cho chủ doanh nghiệp thông qua
mạng internet, hình thành các tổ chức tư vấn, hỗ trợ
và pháp luật, thị trường, dịch vụ khai và nộp thuế,
vay tín dụng với khoản chi phí hợp lý để chủ doanh
nghiệp có thể hành nghề một cách thuận lợi.
Bảy là,
bản thân các doanh nghiệp tư nhân cũng
cần phải nâng cao năng lực, đẩy mạnh liên doanh
liên kết, có như vậy mới có thể nâng cao được khả
năng cạnh tranh trong nền kinh tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân;
2. Hội thảo “Khát vọng Việt Nam 2035: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân năng
động và yêu cầu hiện đại hóa thể chế" tổ chức ngày 15/6/2017, tại TP. Đà Nẵng;
3. Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017;
4. Luật Doanh nghiệp năm 2014.
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...129
Powered by FlippingBook