TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 3

5
Kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực
Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV, thay mặt
Chính phủ trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2016, kế hoạch
phát triển kinh tế- xã hội năm 2017, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Thực hiện
các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, Chính phủ
đã chỉ đạo triển khai toàn diện, đồng bộ, quyết liệt
các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát
triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
(NSNN) năm 2016, đồng thời tập trung ban hành
các cơ chế, chính sách phát triển cho giai đoạn 2016
- 2020. Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân và cộng đồng doanh nghiệp (DN), tình hình
kinh tế - xã hội nước ta đã có nhiều chuyển biến tích
cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên hầu
hết các lĩnh vực. Cụ thể:
Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn cơ bản
được bảo đảm
Ngay từ khi bước vào năm 2016, Chính phủ
đã tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, phối
hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa với chính
sách tiền tệ và các chính sách khác để kiểm soát
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng
trưởng. Nợ xấu tiếp tục được xử lý gắn với nâng
cao chất lượng tín dụng, bảo đảm thanh khoản
và an toàn hệ thống. Tổng thu NSNN 9 tháng đạt
70,8% dự toán, ước cả năm tăng 2,4%; bội chi giữ
bằng mức Quốc hội thông qua; huy động vốn
cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh. Trong 9
tháng đầu năm 2016, vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) thực hiện tăng 12,4%; vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi giải ngân
đạt khoảng 2,7 tỷ USD. Mức vốn hóa thị trường
chứng khoán đạt 63% GDP, cao nhất từ trước đến
nay; vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tăng mạnh.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm đạt 32,5%
GDP (kế hoạch là 31,5%).
Chính phủ đã nỗ lực tập trung tháo gỡ khó khăn
cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, đặc biệt luôn đề cao phương châm lời nói đi đôi
với hành động, rút ngắn khoảng cách giữa nói và
làm; đã ban hành Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về
cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh, Nghị quyết 35/2016/NQ-CP
về hỗ trợ và phát triển DN, Nghị quyết 60/2016/
NQ-CP về đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, cả nước có trên 81
nghìn DN thành lập mới và trên 20 nghìn DN hoạt
động trở lại; tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn
quý trước, tính chung 9 tháng đầu năm 2016 tăng
5,93%; tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt khoảng
6,3- 6,5%, tạo niềm tin, không khí phấn khởi cho
DN và nhà đầu tư yên tâm đầu tư, phát triển sản
xuất, kinh doanh.
Tái cơ cấu kinh tế đạt được một số kết quả bước đầu
Chính phủ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu kinh tế,
tập trung vào các trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư
công, các tổ chức tín dụng, DN nhà nước và tái cơ
cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới;
Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ
xấu, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém; chỉ đạo
đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn và thực hiện đấu
giá, niêm yết trên thị trường chứng khoán, bảo đảm
công khai minh bạch, không để thất thoát vốn và tài
sản của Nhà nước…
KHẲNGĐỊNH CAMKẾT XÂY DỰNG CHÍNHPHỦ
KIẾNTẠOVÀMINHBẠCH
TS. PHẠM VIỆT HÀ
Trình bày Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2016 và nhiệm vụ năm 2017 tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội
Khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn nhìn nhận một số vấn đề tồn tại trong
điều hành kinh tế, đồng thời khẳng định rõ quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, minh bạch, thực
sự là điểm tựa hỗ trợ thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp và phấn đấu hoàn thành tối đa các mục tiêu kinh tế
năm 2016 và kế hoạch 2017.
Từ khóa: Kinh tế - xã hội, thị trường, doanh nghiệp, tái cơ cấu, ngân sách nhà nước
TÀI CHÍNHVĨ MÔ
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...66
Powered by FlippingBook