K2 T2 - page 89

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
89
cước dịch vụ sẽ giảm. Tuy nhiên, chính sách này đặt
ra nhiều thách thức do tính phức tạp trong hạ tầng
kỹ thuật và công tác quản lý. Theo đó, các hãng viễn
thông cần xem xét một kế hoạch kinh doanh chi phí-
lợi ích tổng thể. Những chi phí liên quan đến việc thay
đổi, nâng cấp hệ thống mạng lưới kỹ thuật, cải tiến
phần mềm và quản lý các thuê bao rời, chuyển mạng
cần phải được tính toán kỹ càng. Ngoài ra, nếu kéo dài
khoảng thời gian thực hiện dịch vụ sẽ nảy sinh một
số chi phí và bất tiện cho người dùng, hoặc đơn giản
sẽ không khuyến khích họ đến với dịch vụ MNP. Tuy
nhiên, nếu quá vội vàng, nhà mạng có thể không đủ
thời gian đảm bảo ngăn ngừa mọi trục trặc có thể xảy
ra, như chất lượng cuộc gọi, cước phí, hay thậm chí
những gian lận tiềm ẩn.
Theo quy định mới, dịch vụ chuyển mạng thông
tin di động giữ nguyên số thuê bao sẽ được triển khai
theo lộ trình mới với thời gian kết nối thử nghiệm dịch
vụ kéo dài ít nhất 6 tháng (hoàn thành trước ngày
30/6/2017) và thời gian cung cấp dịch vụ chính thức
trước ngày 31/12/2017 nhằm để tạo điều kiện cho DN,
Cục Viễn thông đầu tư nâng cấp mạng lưới đồng thời
thống nhất quy trình, phương án kỹ thuật đảm bảo
cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất cho người sử
dụng. Như vậy, các thách thức mà mỗi nhà mạng phải
đối mặt nhằm giữ thị phần của mình ngoài những vấn
đề nói trên sẽ là phải liên tục nâng cao chất lượng dịch
vụ cung cấp (hạ tầng mạng); Chú trọng công tác chăm
sóc khách hàng; Xây dựng các gói cước hợp lý phù
hợp với từng đối tượng khách hàng…
Ba là, đổi mới phương thức kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường dịch
vụ viễn thông năm 2017 sẽ rơi vào bão hòa, việc cạnh
tranh giữa các nhà mạng để phát triển thuê bao và
tăng thị phần sẽ ngày càng khốc liệt. Đặc biệt, trong
bối cảnh Bộ Thông tin và Truyền thông siết chặt quản
lý thông tin thuê bao trả trước, ngăn chặn SIM “rác”
(thu hồi hơn 15 triệu sim rác cuối năm 2016) và dịch
vụ giá trị gia tăng “bẫy” người tiêu dùng quyết liệt
trong thời gian vừa qua thì việc phát triển thuê bao
di động và phấn đấu tăng trưởng cả doanh thu và lợi
nhuận của các DN viễn thông Việt Nam trở nên khó
khăn hơn bao giờ hết. Để giữ chân được khách hàng
cũ và phát triển được thuê bao mới chỉ còn cách buộc
nhà mạng phải nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm
sóc khách hàng; đổi mới phương thức kinh doanh
dịch vụ viễn thông.
Theo đó, các DN viễn thông cần phải thấy rõ rằng
mô hình kinh doanh viễn thông cố định và di động
hiện nay của Việt Nam là không phù hợp với xu
thế chung của thế giới. Hiện đang có sự tách bạch
giữa DN cung cấp dịch vụ viễn thông và DN kinh
doanh thiết bị đầu cuối. Tại thị trường viễn thông
thế giới, đặc biệt là các nước phát triển (Nhật, Mỹ,
Anh, Pháp...) các nhà mạng khi cung cấp dịch vụ viễn
thông cũng đồng thời là nhà cung cấp thiết bị đầu
cuối (máy điện thoại) cho khách hàng. Do vậy, khách
hàng sử dụng thuê bao di động khi ký hợp đồng với
DN viễn thông theo các loại hợp đồng (12 tháng/24
tháng) sẽ căn cứ vào nhu cầu sử dụng dịch vụ của
mình để lựa chon gói cước phù hợp với khả năng chi
trả hàng tháng của mình. Với các gói cước mà khách
hàng lựa chọn, DN viễn thông sẽ tiếp tục đầu tư và
duy trì thị phần của mình. Đổi lại, khách hàng khi đã
bảo đảm chi trả khoản cước phí hàng tháng sẽ được
hưởng lợi từ DN viễn thông căn cứ vào nhu cầu sử
dụng dịch vụ của mình: số phút/tin nhắn/dịch vụ dữ
liệu miễn phí, các dịch vụ giá trị gia tăng miễn phí:
mạng xã hội, Video... hay thậm chí là cả thiết bị đầu
cuối hiện đại của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới.
Khi xây dựng chính sách kinh doanh, DN viễn
thông nên xoá bỏ cước thuê bao hàng tháng hiện nay
với thuê bao di động trả sau, thuê bao điện thoại cố
định hoặc chuyển sang thành số phút gọi/tin nhắn
nội/ngoại mạng miễn phí hoặc gói cước dữ liệu mạng
miễn phí hàng tháng; Xây dựng các gói cước thoại và
tin nhắn miễn phí dành cho cả thuê bao trả trước và
trả sau nhằm cạnh tranh với dịch vụ OTT (dịch vụ
nội dung trên nền mạng viễn thông); Xây dựng gói
cước Bundles (tích hợp Internet- Truyền hình cáp –
Viễn thông cố định/di động) cho các nhóm đối tượng
khách hàng khác nhau với giá cước hợp lý nhằm tận
dụng các lợi thế về hạ tầng mạng viễn thông hiện nay
để cạnh tranh với các DN cung cấp dịch vụ truyền
hình (cáp, số, vệ tinh)...
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2016), Quyết định số 846/QĐ-BTTTT ngày
23/05 /2016 sửa đổi Quyết định số 1178/QĐ-BTTTT của Bộ trưởng TT&TT về
việc phê duyệt Đề án chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam;
2. Số liệu tổng hợp, báo cáo tổng kết của các doanh nghiệp viễn thông từ các báo:
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Lao Động, Dân trí, VietnamNET, ICTNews...;
3. Một số trang web:
; vnta.gov.vn; mobifone.com.vn; vnpt.
com.vn; viettel.com.vn.
Thị trường dịch vụ viễn thông năm 2017 sẽ
rơi vào bão hòa, việc cạnh tranh giữa các nhà
mạng để phát triển thuê bao và tăng thị phần
sẽ ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp viễn
thông cần phải thấy rõ rằng mô hình kinh
doanh viễn thông cố định và di động hiện
nay của Việt Nam là không phù hợp với xu thế
chung của thế giới.
1...,79,80,81,82,83,84,85,86,87,88 90,91,92,93,94,95,96,97,98,99,...120
Powered by FlippingBook