K2 T2 - page 88

88
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Theo đánh giá, các nhà mạng tuy đã hoàn thành
kế hoạch đề ra trong năm 2016 nhưng bức tranh
tăng trưởng lợi nhuận lại hoàn toàn khác nhau. Cụ
thể, Viettel đạt lợi nhuận trước thuế 43.200 tỷ đồng,
giảm 2.600 tỷ đồng so với năm 2015. MobiFone đạt
lợi nhuận trước thuế 5.204 tỷ đồng, giảm 2.191 tỷ
đồng so với năm trước. VNPT đạt 4.380 tỷ đồng,
tăng khoảng 900 tỷ, tương đương tăng hơn 20% so
với năm 2015.
Nhận diện thách thức năm 2017
Bên cạnh những cơ hội, năm 2017 tiếp tục là một
năm tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp
(DN) viễn thông Việt Nam trong mục tiêu giữ vững
thị phần, đảm bảo mục tiêu doanh thu và phát triển
bền vững, cụ thể:
Một là, triển khai thương mại mạng 4G.
Hiện tại, Việt Nam đã có tên trên bản đồ 4G của
thế giới với việc có 4 nhà mạng là VNPT, Viettel,
MobiFone và Gtel đã có giấy phép kinh doanh 4G từ
tháng 10/2016. Hiện ba nhà mạng là Viettel, VNPT,
MobiFone thực hiện triển khai thương mại trên cả
nước 4G từ đầu năm 2017 sau giai đoạn thử nghiệm
những tháng cuối năm 2016. Với dịch vụ mới 4G, nhà
mạng có thể tăng được doanh thu trong khi người
dân sẽ có cơ hội trải nghiệm các dịch vụ chưa từng
có ở Việt Nam. Bên cạnh đó, băng rộng 4G không
chỉ tác động tới riêng các nhà mạng mà còn có ảnh
hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế quốc gia vì theo
tính toán, nếu mật độ băng rộng tăng 10% thì GDP
quốc gia tăng tương ứng 1% nên sẽ được Chính phủ
khuyến khích, quan tâm hỗ trợ.
Tuy nhiên, để có được những điều trên, tất cả các
nhà mạng Việt Nam phải vượt qua nhiều thách thức,
cụ thể:
- Phải giải được bài toán doanh thu và chi phí khi
triển khai 4G: Trong khi doanh thu chưa thể đoán
định thì chi phí là lại hiện hữu do việc triển khai hạ
tầng mạng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư và tiềm lực vốn
mạnh. Việc thu hồi vốn nhanh hay chậm sẽ tác động
tới kế hoạch triển khai cũng như phạm vi triển khai
của từng nhà mạng. Cũng giống như 3G, các nhà
mạng sẽ phải lựa chọn giữa việc chỉ triển khai tại các
thành phố lớn để thu hồi vốn nhanh và triển khai
diện rộng và chấp nhận thu hồi vốn chậm.
- Hiện nay, hầu hết các thiết bị đầu cuối sản xuất
trước năm 2013 đều không hỗ trợ chuẩn 4G: Việt
Nam hiện có hơn 136 triệu thuê bao di động, trong
đó có 37 triệu thuê bao đăng ký sử dụng các dịch vụ
3G và chỉ có 5% trong số này sở hữu thiết bị đầu cuối
tương thích công nghệ 4G. Điều này dẫn tới thách
thức là có mạng 4G nhưng người dân không thể sử
dụng với thiết bị đang dùng và việc thay thế một
thiết bị mới sẽ là trở ngại do việc họ sẽ phải cân nhắc
giữa chi phí để đổi thiết bị khác có hỗ trợ 4G với lợi
ích mà 4G mang lại.
- Giá cước dịch vụ 4G: Kinh nghiệm từ các quốc
gia đã triển khai 4GnhưMỹ, Nhật Bản, TrungQuốc…
thì đơn giá trên một Mb của 4G không cao hơn 3G
nhưng tổng mức chi trả thì cao hơn do dung lượng
tiêu tốn của 4G lớn hơn. Cụ thể, ví dụ giá cước 3G
hiện nay cho gói thông dụng tại Việt Nam khoảng
1.000 đồng/Mb. Như vậy, khi như các nhà mạng Việt
Nam cung cấp mức giá 1.000 đồng/Mb cho dịch vụ
4G với dung lượng ở tốc độ cao là 1.000Mb, thì tổng
mức chi trả hàng tháng của khách hàng là 100.000
đồng/tháng. Như vậy, công nghệ 4G cần được phổ
cập cho số đông nên giá thành sẽ rẻ nhờ lợi thế quy
mô cũng như việc tạo ra các gói cước linh hoạt để
khách hàng sử dụng với chi phí hợp lý nhất sẽ là
hướng đi chủ đạo của các DN viễn thông.
Nhu cầu sử dụng băng rộng ở khu vực ngoài
thành phố rất cao, vấn đề còn lại là việc tạo ra các
gói cước khiến 4G cũng trở thành dịch vụ phổ cập để
cho mọi tầng lớp xã hội đều có cơ hội sử dụng. Để
triển khai 4G rộng như 2G sẽ cần phải có nguồn lực
tài chính mạnh và Viettel đã chuẩn bị cho việc đầu
tư chiến lược này khi đang là mạng lớn nhất và có
doanh thu lớn nhất trên thị trường Việt Nam (hơn 10
tỷ USD). Hiện giá thiết bị 4G và 3G đã tương đương
nhau nên người dân không có trở ngại gì trong việc
sở hữu 1 chiếc smartphone 4G do GDP bình quân
đầu người đã tăng gấp đôi so với năm 2008 (thời
điểm phổ cập 2G) và Viettel có lợi thế là đã sản xuất
được thiết bị 4G. Về giá cước, cũng như các nhà mạng
khác, Viettel cam kết đưa ra gói cước 4G rẻ hơn 3G và
để triển khai 4G diện rộng, Viettel sẽ áp dụng chính
sách kiểu “buffet” cho các gói cước tốc độ cao của
dịch vụ dữ liệu nói chung (gồm cả 3G và 4G). Theo
đó, khách hàng tùy vào nhu cầu của cá nhân chỉ cần
trả một số tiền nhất định (thấp hơn so với các gói
cước hiện nay) là sẽ được sử dụng dữ liệu tốc độ cao
không giới hạn dung lượng.
Hai là, chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao.
Dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số là dịch vụ của
nhàmạngchophép thuêbaođangởmạngnàynếu thấy
mạng khác có nhiều dịch vụ hấp dẫn hơn, hoặc chất
lượng dịch vụ, vùng phủ sóng tốt hơn có thể chuyển
sang làm thuê bao mạng mới mà vẫn giữ nguyên số
điện thoại của mình. Chính sách chuyển mạng giữ số
(MNP) được cho là sẽ tạo ra một thị trường viễn thông
cạnh tranh mạnh mẽ giữa các DN, chất lượng dịch vụ
sẽ tăng, các sản phẩm giá trị gia tăng sẽ phong phú và
sáng tạo nhằm thu hút người dùng, trong khi đó giá
1...,78,79,80,81,82,83,84,85,86,87 89,90,91,92,93,94,95,96,97,98,...120
Powered by FlippingBook