K2 T3 - page 114

112
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
cơ bản của thành phố. Theo dự báo từ quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020, khả năng huy động từ
đất trong cả giai đoạn 2011-2020 là 260.000 tỷ đồng
tức trung bình 26.000 tỷ đồng/năm. Đây là dự báo
lạc quan nếu xét theo thực tế nguồn thu từ đất đai
năm 2011 là khoảng 11.000 tỷ đồng (năm thị trường
bất động sản đạt đỉnh điểm tăng trưởng). Chính
sách “đổi đất lấy hạ tầng” được đánh giá là không
phù hợp với Hà Nội trong tương lai, do không thể
phát huy trong điều kiện eo hẹp nguồn quỹ đất sạch
dữ trữ, quy mô và tính thanh khoản của thị trường
bất động sản Thủ đô còn thấp; Nguy cơ gia tăng sự
hoang phí, nạn đầu cơ, tham nhũng và bong bóng
bất động sản cũng như những áp lực căng thẳng xã
hội từ tình trạng người nông dân mất ruộng, thiếu
việc làm và an ninh lương thực.
- Quỹ Đầu tư phát triển địa phương:
Được thành
lập từ năm 2004, Quỹ Đầu tư phát triển Hà Nội hoạt
động như một tổ chức tài chính nhà nước của Thành
phố. Tuy nhiên, hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ
cũng gặp khó khăn do các công trình hạ tầng giao
thông chủ yếu cần vốn đầu tư lớn, thời gian thu
hồi vốn dài, huy động vốn khó khăn. Trong khi đó,
năng lực về vốn tham gia dự án của các chủ đầu tư
rất hạn chế, không đủ nguồn vốn đối ứng, tài sản
đảm bảo. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát
triển của TP, Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố đã
xây dựng các phương thức huy động vốn báo cáo
Thành phố chỉ đạo như: Huy động, hợp vốn với các
tổ chức tài chính để cho vay, huy động thông qua
hình thức đầu tư PPP và các hình thức huy động
vốn khác.
Trong các cách thức đầu tư mới, dù là đối tác
công tư, quỹ đầu tư phát triển địa phương hay việc
sử dụng quỹ đất, các công cụ này vẫn chưa thực sự
đủ mạnh để có thể đảm bảo nguồn thu đều đặn dù
đã đạt được những thành công rõ rệt. Chính vì vậy,
hướng đi triển vọng nhất vẫn là mô hình đầu tư
theo hình thức đối tác công – tư PPP do có thể tối
ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công
cộng chất lượng cao; đồng thời, phát huy ưu thế về
vốn, trình độ quản lý và công nghệ của các đối tác,
đặc biệt là những đối tác nước ngoài. Ngoài ra việc
sử dụng đất đai như đòn bẩy tài chính chắc chắn là
hướng đi có nhiều triển vọng nhất, trong bối cảnh
giá đất không ngừng tăng, đặc biệt trong khu vực
đô thị TP Hà Nội. Những cơ chế nhằm thu hồi giá
trị tăng thêm của đất đai và bất động sản cũng cần
được nghiên cứu nhưng để làm được điều này cần
mở rộng vấn đề và sẽ không thể tránh khỏi việc
cải cách chế độ thuế đất và bất động sản ở quy mô
quốc gia.
Góp phần thu hút
vốn đầu tư kết cấu hạ tầng TP. Hà Nội
Thứ nhất,
về vốn NSNN: Cần tiếp tục triển khai
hoạt động tận dụng tối đa hóa nguồn vốn đầu tư
của NSNN, cải thiện cán cân thu chi để tăng mức chi
ngân sách cho chi đầu tư phát triển, trong đó có chi
cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông Thành phố.
Bên cạnh đó, rà soát lại tất cả những khoản chi ngân
sách, kể cả chi cho xây dựng cơ bản hay chi cho nền
quản lý hành chính, phải quản lý chặt chẽ để không
xảy ra lãng phí. Ưu tiên nguồn vốn NSNN đầu tư
cho những dự án, khâu then chốt mở đường và tạo
lan tỏa thu hút các nguồn vốn khác…
Thứ hai,
về thu hút vốn ngoài ngân sách: Tiến
hành rà soát lại các quy hoạch để tối ưu hóa về kỹ
thuật, giảm thiểu lượng vốn đầu tư lý thuyết cần
thiết, tăng cơ hội thực tế huy động vốn đầu tư xã hội
hóa và lan tỏa của từng gói đầu tư theo tiến độ quy
hoạch các hạng mục liên quan. Chủ động xây dựng
và đề xuất thông qua các cơ chế chính sách mới cần
thiết nhằm kích thích thu hút FDI và các nguồn vốn
đầu tư xã hội khác cho triển khai các quy hoạch.
Đối với những lĩnh vực mà tư nhân có thể quản
lý và đầu tư, Nhà nước nên thoái vốn, bán cổ phần.
Cần đẩy mạnh cho thuê, chuyển nhượng cơ sở hạ
tầng cho các nhà đầu tư trong nước để tham gia khai
thác nhằm tăng cường lượng vốn đầu tư và gia tăng
mức độ trách nhiệm của tư nhân.
Đặc biệt, để tăng cường hiệu quả của hợp tác PPP
trong phát triển hạ tầng giao thông TP. Hà Nội cần
có cơ chế rõ ràng trong trao đổi thảo thuận giữa cơ
quan công quyền và khu vực tư nhân tham gia, đồng
nhất các mục tiêu của chính sách, cơ chế tham vấn
giữa các đối tác công – tư, cơ chế cung cấp thông tin,
tiêu chuẩn hoạt động, nguyên tắc giám sát…; Cải
cách nhanh các thủ tục hành chính; Khuyến khích
phát triển các hình thức tài trợ vốn qua các công ty
đầu tư tài chính, phát hành cổ phiếu, trái phiếu và
thuê mua tài chính; Tăng cường huy động nguồn
lực đất đai để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ thông qua khai thác quỹ đất; Cho thuê
quyền khai thác và chuyển nhượng có thời hạn tài
sản hạ tầng đường bộ.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Đình Dương, Tái cấu trúc đầu tư công TP. Hà Nội đến năm 2020,
NXB. Hà Nội, 2013;
2. Lê Chi Mai, Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương – Thực trạng
và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006;
3. Kế hoạch đầu tư công TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020;
4. Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội TP. Hà Nội đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
1...,104,105,106,107,108,109,110,111,112,113 115,116,117,118,119,120,121,122
Powered by FlippingBook