K2 T3 - page 112

110
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
lớn trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công
trình công cộng. Chính quyền chú trọng hơn tới khu
vực tư nhân cũng như nguồn vốn đầu tư tư nhân, sử
dụng nguồn lực đất đai như đòn bẩy đầu tư. Ngoài
các công cụ “truyền thống” như đầu tư công và vốn
hỗ trợ phát triển, những phương thức đầu tư mới
cũng được đưa ra xem xét như:
Thứ nhất,
vốn NSNN: Để đạt được các mục tiêu
tăng trưởng, nhu cầu đầu tư phát triển trong vòng
5 năm tới (2016-2020) của Hà Nội là khoảng 2,5 -2,6
triệu tỷ đồng, gấp 1,8 lần giai đoạn 2011 – 2015.
Trong đó, vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng là khoảng
590 nghìn tỷ đồng, riêng lĩnh vực giao thông là 434
nghìn tỷ đồng. Khả năng cân đối từ các nguồn vốn
từ ngân sách, ODA, phát hành trái phiếu Thủ đô
ước tính khoảng 270 nghìn tỷ đồng, chỉ đáp ứng
được gần 45% nhu cầu. Để thu hút thêm nguồn vốn
từ ngân sách, UBND TP. Hà Nội đã đề nghị hỗ trợ
kinh phí thực hiện một số dự án quan trọng của
Thành phố giai đoạn 2016-2020.
Dự kiến, trong 5 năm 2016-2020, TP. Hà Nội tiếp
tục đề xuất Trung ương hỗ trợ vốn thực hiện 24 dự
án trọng điểm về giao thông, môi trường, đê điều
thủy lợi với tổng mức đầu tư 181.318 tỷ đồng, tổng
kế hoạch vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 là 114.432
tỷ đồng, đề xuất ngân sách trung ương hỗ trợ
khoảng 33.000 tỷ đồng, năm 2016 là 5.000 tỷ đồng.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà
Nội, bên cạnh những thuận lợi, về cơ bản, Hà Nội
còn nhiều khó khăn như khu vực nông thôn lớn,
cơ sở hạ tầng khó khăn, nguồn vốn đầu tư hạn chế
so với yêu cầu. Về lâu dài, trong bối cảnh cắt giảm
ngân sách Trung ương xuống địa phương, bên cạnh
việc cắt tiết kiệm chi thường xuyên, TP. Hà Nội phải
chủ động nguồn thu hơn nữa.
Vốn đầu tư phát triển hạ tầng
giao thông giai đoạn 2016 - 2020 của TP. Hà Nội
Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
2016 – 2020, TP. Hà Nội xác định một trong những
định hướng đầu tư là các dự án phục vụ mục tiêu
phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu
hạ tầng đô thị và nông thôn; kết nối hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển tạo diện
mạo đô thị hiện đại văn minh, trong đó ưu tiên đầu
tư công trình giao thông. Trong Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội TP. Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050, thực hiện quy hoạch phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đòi hỏi một nguồn tài
chính rất lớn.
Nhìn chung, không chỉ TP. Hà Nội mà cả các
thành phố đang phát triển thường gặp khó khăn
Bànvề đầutưphát triểnkết cấu
hạ tầng giaothôngđườngbộ của tp. HàNội
ThS. Bùi Việt Hưng
- Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội
Từ cuối những năm 1990, nhiều cách làmmới đã được thử nghiệm tại TP. Hà Nội trong việc tìm kiếmnguồn
vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Nhiều phương thức sáng tạo xuất hiện thông qua việc hình thành
đối tác công tư (PPP) và các biến thể, sử dụng nguồn lực đất đai như đòn bẩy tài chính, huy động sự tham
gia của các chủ thể mới đã phát huy vai trò trong thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng TP. Hà Nội.
Bài viết phân tích về các phương thức thu hút vốn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông của Hà Nội.
Từ khóa: Kết cấu hạ tầng giao thông, vốn đầu tư phát triển, đòn bẩy tài chính, công tư
From late 1990s, there have been various
approaches applied in Hanoi to discover
new capital sources for infrastructure
development. New initiatives such as (PPP)
and its variations, use of land as financial
leverage, mobilization of new stakeholders
have contributed to attract more capital
for infrastructure development of Hanoi.
The paper analyzes different approachs to
attract investment capital for transportation
infrastructure of Hanoi.
Keywords: transportation infrastructure,
development capital, financial leverage,
public-private
1...,102,103,104,105,106,107,108,109,110,111 113,114,115,116,117,118,119,120,121,...122
Powered by FlippingBook