K2 T3 - page 108

106
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
tư xã hội, đạt trung bình khoảng trên 50% (so với
mức của cả nước khoảng 37-39% thì đây là con số
cao hơn nhiều). Đầu tư phát triển các ngành dịch
vụ còn quá ít (chỉ được 5-6%). Do vậy, đầu tư chưa
thể tập trung nhiều cho phát triển sản xuất. Điều
này chưa thể tạo ra tiền đề cho tăng trưởng nhanh
nền kinh tế của Tỉnh.
- Cơ cấu đầu tư theo sản phẩm chủ lực chưa phát
huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so
sánh: Thời gian qua, mặc dù đã có sự đóng góp của
phát triển công nghiệp trong sự phát triển kinh tế
chung của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tuy nhiên, cơ
cấu đầu tư theo sản phẩm chủ lực chưa phát huy
hiệu quả đúng với tiềm năng, thế mạnh và lợi thế
so sánh của Tỉnh, có thể nhận thấy rằng, đây cũng
chính là một trong những rào cản có tính mấu chốt
khi hiệu quả phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên
- Huế còn thấp và chưa có biểu hiện của một nền
kinh tế có cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
- Hiện trạng huy động vốn đầu tư còn nhiều hạn
chế: Đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế, cơ cấu nguồn
vốn thay đổi qua các năm phù hợp với xu thế và
chủ trương chung của Nhà nước theo hướng giảm
bớt tỷ lệ vốn ngân sách trung ương, tăng nguồn
vốn tư nhân và vốn FDI. Tuy nhiên, FDI vào tỉnh
Thừa Thiên - Huế đang còn nhiều điểm bất cập.
Nếu tính lũy kế vốn đầu tư FDI thu hút vào Thừa
Thiên - Huế đến năm 2015 được khoảng 2,5 tỷ
USD (vốn đăng ký) thì vốn FDI tới từ Singapore
chiếm khoảng 54%, từ Hồng Kông chiếm khoảng
13%, tới từ Hàn Quốc chiếm khoảng 12%. Trong
khi đó, nguồn vốn FDI từ Mỹ chỉ chiếm khoảng
5,3%, từ Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 1,6%, từ Pháp
chỉ chiếm 0,5%. Điều này đồng nghĩa với việc Tỉnh
chưa thu hút được các dư án có trình độ công nghệ
cao từ các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Pháp,
Nhật Bản…
Về hiệu suất đầu tư phát triển
Hiệu suất đầu tư ở tỉnh Thừa Thiên - Huế trong
thời gian qua còn thấp, chỉ số ICOR cao (6,28 trung
bình thời kỳ 2006-2015) và gấp 1,14 lần ICOR của
cả nước. Phân tích cả thời kỳ 2006-2015 cho thấy,
trong khi tỷ trọng đầu tư cho các lĩnh vực công
nghệ cao chiếm 15,4% so tổng đầu tư xã hội thì tỷ
trọng giá trị gia tăng của các lĩnh vực công nghệ cao
chỉ chiếm 12,5% GRDP; Trong khi tỷ trọng đầu tư
cho phát triển các sản chủ lực chiếm khoảng 20,8%
thì giá trị gia tăng của các sản phẩm chủ lực chỉ
chiếm khoảng 15,5% tổng GRDP. Điều đó cho thấy,
đầu tư ở tỉnh Thừa Thiên - Huế chưa đạt hiệu quả.
Nguyên nhân và kiến nghị
Có nhiều nguyên nhân khiến cho tỉnh Thừa
Thiên - Huế trong giai đoạn 2006-2015 chưa cao.
Do đó, thông qua phân tích, đánh giá các nguyên
nhân, bài viết đề xuất một số kiến nghị sau:
Thứ nhất,
bất cập trong việc quản lý nhà nước
đối với đầu tư và phát triển cơ cấu kinh tế.
Điều này thể hiện rõ thông qua các chính sách
liên quan đến hoạt động đầu tư và phát triển cơ
cấu kinh tế như các dự án quy hoạch, định hướng
cơ cấu kinh tế chưa trúng và chưa cụ thể. Việc
phát triển nông, lâm, ngư nghiệp vẫn theo kiểu
truyền thống. Sự phát triển công nghiệp vẫn dựa
vào thế mạnh về cảng biển là chính. Lĩnh vực du
lịch văn hóa, di tích cũng như việc phát triển kinh
tế hàng hải và công nghiệp cảng chưa được đầu
tư đúng mức.
Bên cạnh đó, môi trường đầu tư chưa đủ sức
hấp dẫn (nhân lực chất lượng thấp, kết cấu hạ tầng
kỹ thuật yếu, chính sách khuyến khích chưa đủ
sức hấp dẫn, thủ tục hành chính trong quản lý nhà
nước chưa hiệu quả…). Chính quyền địa phương
mới căn cứ vào các chính sách chung của Nhà nước
Bảng 3: Tỷ trọng đầu tư dành cho phát triển
sản phẩm chủ lực trong các ngành kinh tế quốc dân (%)
Lĩnh vực
2006-2010 2011-2015 2006-2015
Toàn bộ nền kinh tế
100
100
100
Trong đó:
- Sản phẩm chủ lực
13,1
16,4
19,8
- Phần còn lại
86,9
82,6
79,2
Nguồn: Số liệu thống kê của Thừa Thiên - Huế và của cả nước
Bảng 2: Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển
của các ngành (tính theo giá 2010) (%)
Lĩnh vực
2006-2010 2011-2015 2006-2015
Tổng vốn đầu tư xã hội 17,2
17,1
17,1
- Nông nghiệp
13,5
8,5
11,6
- Công nghiệp
22,1
16,8
20,6
- Dịch vụ và kết
cấu hạ tầng
16,8
17,7
17,1
Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê của Thừa Thiên - Huế và của cả nước
Vốnđầu tưFDI thuhút vàoThừaThiên -Huếđến
năm 2015 được khoảng 2,5 tỷ USD (vốn đăng
ký) thì vốn FDI tới từ Singapore chiếm khoảng
54%, từ Hồng Kông chiếm khoảng 13%, tới từ
Hàn Quốc chiếm khoảng 12%. Trong khi đó,
nguồn vốn FDI từ Mỹ chỉ chiếm khoảng 5,3%,
từ Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 1,6%.
1...,98,99,100,101,102,103,104,105,106,107 109,110,111,112,113,114,115,116,117,118,...122
Powered by FlippingBook