K2 T3 - page 113

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
111
Thứ hai,
vốn ngoài NSNN: Vốn đầu tư công được
bổ sung thêm bằng vốn ODA, vốn FDI, các hình
thức hỗ trợ hợp tác đầu tư khác.
+ Nguồn vốn ODA:
Vốn nước ngoài sử dụng cho
đầu tư hạ tầng giao thông (do Bộ Giao thông Vận
tải quản lý) bình quân hằng năm ở các giai đoạn
2001-2005, 2006-2010 và 2011-2014 lần lượt là 6.000
tỷ đồng; 12.000 tỷ đồng và 37.000 tỷ đồng (khoảng
381 triệu USD; 634 triệu USD và 1,65 tỷ USD). Vốn
nước ngoài chiếm tới gần 32% tổng chi đầu tư vào
ngành Giao thông, trong đó vốn ODA là chủ yếu
với tỷ lệ 28%. Riêng TP. Hà Nội, lũy kế đến tháng
11/2016, đã thu hút và triển khai 98 dự án ODA với
giá trị tài trợ cam kết khoảng 4,8 tỷ USD, trong đó
giá trị đã ký kết là 3,2 tỷ USD, đã giải ngân 1,05 tỷ
USD, đạt 33,38% giá trị đã ký kết và 22,1% giá trị
cam kết. Tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các dự án
ODA là lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông đô thị
(56%), cấp, thoát nước và xử lý nước thải (31,8%).
-
Vốn FDI:
Thời gian qua, Hà Nội luôn là một
trong các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút
FDI. Từ năm 2010 - 2015, Thành phố đã thu hút được
1.637 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 7,551 tỷ
USD. Tính đến 31/3/2016, Hà Nội đã thu hút 825,1
triệu USD vốn FDI, tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm
2015. Vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 1.091 triệu
USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên,
lượng vốn FDI chủ yếu rót vào các dự án cầu bến,
kho bãi; đầu tư vào xây dựng hạ tầng giao thông
đô thị còn chiếm tỷ lệ thấp (chỉ chiếm khoảng 15%).
Hiện nay, đã có một số nhà đầu tư nước ngoài quan
tâm đầu tư theo hình thức thành lập doanh nghiệp
dự án và đề xuất dự án đối với dự án đường bộ cao
tốc, cảng hàng không…
-
Huy động từ việc phát hành trái phiếu địa phương:
Trong kế hoạch giai đoạn 2008 – 2013, TP. Hà Nội
quyết định phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu, chia
thành 3 giai đoạn trong đó năm 2013 sẽ phát hành
2.000 tỷ đồng, năm 2014 và 2015 mỗi năm phát hành
1.500 tỷ đồng. Dự kiến, số tiền huy động sẽ dành
cho các công trình trọng điểm trong đó có ba công
trình giao thông đô thị. Tuy nhiên, trên thực tế, số
lượng vốn trái phiếu huy động được đã vượt dự
kiến. Tổng cộng trong 3 năm 2013-2015, Thành phố
đã huy động 11.400 tỷ đồng trái phiếu xây dựng Thủ
đô. Đây là nguồn vốn lớn để đầu tư vào các dự án
giao thông đô thị trọng điểm nhưng nếu không sử
dụng hiệu quả thì không những không phát huy tác
dụng của nguồn vốn mà còn đem lại khoản nợ cho
Thành phố. Do vậy, năm 2016, Hà Nội chính thức
dừng việc phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu xây
dựng Thủ đô. Mặc dù việc phát hành 4.000 tỷ đồng
trái phiếu xây dựng Thủ đô kỳ hạn 5 năm đã được
HĐND Thành phố thông qua, tuy nhiên để tiết kiệm
chi, giảm nợ công cũng như tránh dàn trải nguồn
vốn trong xây dựng cơ bản, TP. Hà Nội quyết định
không huy động nguồn vốn từ trái phiếu mà dùng
những nguồn lực đang có để hoàn thành những dự
án xây dựng giao thông quan trọng theo kế hoạch.
Như vậy, huy động vốn từ trái phiếu xây dựng Thủ
đô cũng bị giới hạn bởi nguyên tắc tự chi trả bằng
nguồn NSNN Thành phố, không còn là một phương
thức thu hút vốn đầu tư hiệu quả trong bối cảnh nợ
công lên cao, đòi hỏi xã hội hoá các nguồn vốn đầu
tư thông qua các phương thức thu hút vốn mới.
Thứ ba,
các phương thức thu hút vốn mới: Việc
đầu tư hạ tầng giao thông tại TP. Hà Nội trước hết
cũng dựa trên những cơ chế chung được sử dụng tại
nhiều thành phố đang phát triển, thuộc loại “công
cụ truyền thống”, tức vốn ngân sách và vốn vay công
kết hợp với vốn ODA và FDI. Trước nhu cầu rất lớn
về vốn đầu tư, Thành phố đã huy động những công
cụ khác. Trong bối cảnh chuyển đối kinh tế và đô thị
đang diễn ra tại Việt Nam, có thể coi đây là những
công cụ sáng tạo, mang tính “thí điểm”. Xu hướng
này thể hiện qua 3 phương thức chính: Thiết lập đối
tác công - tư (PPP) dưới nhiều hình thức khác nhau,
sử dụng nguồn lực đất đai như đòn bẩy đầu tư và
thành lập quỹ đầu tư phát triển địa phương.
-
Thiết lập đối tác công tư (PPP):
Với mô hình PPP,
TP. Hà Nội sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp
dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp
bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đối
tác công tư không chỉ dưới hình thức BOT mà còn
có các hình thức khác như BTO (xây dựng - chuyển
giao - kinh doanh), BT (xây dựng - chuyển giao),
BLT (xây dựng - chuyển giao - kinh doanh), BTL
(xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao)… Trong giai
đoạn 2016 - 2020, Thành phố có 52 dự án dự kiến
kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP, với tổng mức
đầu tư khoảng 338,725 nghìn tỷ đồng. Trước đó, Hà
Nội chủ yếu tập trung phát triển kết cấu hạ tầng
bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Tài nguyên đất - Đòn bẩy tài chính cho dự án:
Giai
đoạn 2016-2020, đất đai tiếp tục là nguồn tài trợ quan
trọng hàng đầu cho nhu cầu vốn đầu tư xây dựng
Nhu cầu đầu tư phát triển trong vòng 5 năm tới
(2016-2020) của Hà Nội là khoảng 2,5 -2,6 triệu
tỷ đồng, gấp 1,8 lần giai đoạn 2011 – 2015.
Trong đó, vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng là
khoảng 590 nghìn tỷ đồng, riêng lĩnh vực giao
thông là 434 nghìn tỷ đồng.
1...,103,104,105,106,107,108,109,110,111,112 114,115,116,117,118,119,120,121,122
Powered by FlippingBook