So ky 2 thang 5 - page 16

14
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
KH&CN. Vốn huy động cho KH&CN từ các nguồn
hợp đồng với khu vực sản xuất - kinh doanh, tín
dụng ngân hàng, tài trợ quốc tế và các nguồn khác,
tăng đáng kể nhờ chính sách đa dạng hoá nguồn
vốn đầu tư cho KH&CN.
Môi trường pháp lý cho hoạt động KH&CN nước
ta đã có bước phát triển nhanh chóng với hàng loạt
các đạo luật về hoạt động KH&CN đã được Quốc hội
thông qua từnăm2000 cho đến nay như: Luật KH&CN
(năm 2000, sủa đổi và bổ sung 2014), Luật Sở hữu trí
tuệ (2005), Luật Chuyển giao công nghệ (năm 2006),
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật
Chất lượng sản phẩm hàng hoá (2007), Luật Năng
lượng nguyên tử (2008), Luật Công nghệ cao (2008).
Trong các cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát
triển KH&CN, hệ thống cơ chế, chính sách tài chính
có vai trò đặc biệt quan trọng. Cùng với việc hoàn
thiện các cơ chế chính sách chung về phát triển
KH&CN, các cơ chế tài chính để thúc đẩy đầu tư và
tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực tài
chính cho KH&CN thời gian qua cũng liên tục được
đổi mới. Nguồn lực tài chính đầu tư cho KH&CN
được tăng cường, đặc biệt là nguồn từ ngân sách
nhà nước (NSNN). Cùng với đó, một số cơ chế để
thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp DN tham
gia đầu tư phát triển KH&CN đã được hình thành.
Trên thực tế, năm 2004, Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt Quyết định 171/2004/QĐ-TTg ngày
28/9/2004 về Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN,
trong đó có nội dung “Đổi mới cơ chế, chính sách
đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN”. Chi
NSNN cho KH&CN đã liên tục được mở rộng,
bình quân giai đoạn 2006-2011 tăng khoảng 19%
Cơ chế tài chính
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Trong 10 năm trở lại đây, khoa học và công
nghệ (KH&CN) Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống,
đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển gia nhập
nhóm nước có thu nhập trung bình.
Hoạt động của các tổ chức KH&CN đã mở rộng
từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất và dịch vụ
HOÀNTHIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI NGHIÊN CỨUKHOAHỌC VÀ CÔNGNGHỆ
ThS. NGUYỄN THANH TUẤN
Khoa học và công nghệ được coi là chìa khóa tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thế kỷ XXI. Việc duy trì đủ
nguồn lực tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ là một thách thức lớn đối với một nước đang
phát triển như Việt Nam. Cơ chế tài chính sẽ quyết định việc phân bổ các nguồn lực từ đâu, số lượng bao
nhiêu và đầu tư như thế nào để có thể mang lại hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và
công nghệ. Bài viết làm rõ những thành tựu và hạn chế của cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và
công nghệ tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây và đưa ra một số khuyến nghị giúp cải thiện cơ chế tài
chính cho hoạt động này giai đoạn tiếp theo.
Từ khóa: Khoa học và công nghệ, nguồn lực tài chính, hiệp định thương mại tự do
Science and technology are viewed as key
to creating competitive advantage in the 21st
century. Maintaining sufficient financial
resources for science and technology is a
major challenge for a developing country such
as Vietnam. The financial mechanism will
determine the allocation of resources from
where and how much investment to bring
the most effective in the field of scientific and
technological research. The paper focuses on
the achievements and shortcomings of the
financing mechanism for S & T activities in
Vietnam in the recent period and gives some
recommendations to improve the financing
mechanism for this activity in future.
Keywords: science and technology, financial
resources, free trade agreement
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...110
Powered by FlippingBook