TCTC ky 1 thang 12 - page 47

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
49
đối xử tối huệ quốc; tiếp cận thị trường và một vài
quy định cụ thể về việc cung cấp dịch vụ tài chính
qua biên giới. Tuy nhiên, theo nội dung đã kết thúc
đàm phán trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, một nhà
cung cấp dịch vụ của một nước CPTPP có thể cung
cấp dịch vụ tài chính tại thị trường của nước tham
gia CPTPP khác, nếu các công ty trong nước hoạt
động tại thị trường này được phép cung cấp dịch vụ
đó. Các nước thành viên của CPTPP phải ban hành
quy định trường hợp ngoại lệ đối với một số quy
tắc trong hai phụ lục đính kèm theo CPTPP và phù
hợp với điều kiện của từng nước: (i) Các biện pháp
hiện hành quy định, bên tham gia phải có nghĩa
vụ không áp đặt thêm bất kỳ biện pháp chế tài nào
khác trong tương lai, cũng như tuân thủ thỏa thuận
tự do hóa trong các hoạt động sau này; (ii) Các biện
pháp và chính sách quy định bên tham gia có đầy
đủ quyền tự quyết trong tương lai.
Các nước tham gia CPTPP cũng đặt ra các nguyên
tắc công nhận chính thức tầm quan trọng của các
quy trình thủ tục pháp lý nhằm khuyến khích việc
cung cấp các dịch vụ bảo hiểm của các nhà cung cấp
được cấp phép và các quy trình để đạt được mục
tiêu này. Ngoài ra, Hiệp định CPTPP cũng đề cập
đến các cam kết cụ thể về quản lý danh mục đầu tư,
các dịch vụ thẻ thanh toán điện tử và chuyển giao
thông tin để phục vụ mục đích xử lý dữ liệu. Tuy
nhiên, CPTPP cũng đề cập đến các trường hợp ngoại
lệ trong việc bảo hộ quyền tự chủ của các nhà quản
lý tài chính của các nước tham gia CPTPP, trong đó
họ sẽ được quyền chủ động thực hiện các biện pháp
củng cố tính ổn định tài chính và tính thống nhất
của hệ thống tài chính của mình; bao gồm, những
quy định ngoại lệ mà các quốc gia thành viên xem
xét một cách thận trọng và những quy định ngoại lệ
về các biện pháp không phân biệt đối xử trong quá
trình thiết lập và thực thi các chính sách tiền tệ hay
các chính sách khác.
Cơ hội và thách thức đối với ngành Ngân hàng
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hệ thống tài chính
- ngân hàng cạnh tranh và mở cửa là một trong
những tiền đề hỗ trợ hiệu quả cho phát triển và tăng
trưởng kinh tế. Đây cũng là lý do khiến xu thế hội
nhập quốc tế của ngành Ngân hàng ngày càng phổ
biến và lan rộng. Bên cạnh những lợi ích không thể
phủ nhận trong việc tiếp cận nguồn vốn, chuyển
giao công nghệ, kinh nghiệm chuyên gia… xu thế
hội nhập cũng đặt ra không ít thách thức cho ngành
Ngân hàng trong quá trình điều chỉnh và cải cách
để tiến đến một hệ thống ngân hàng phát triển bền
vững và ổn định. Cụ thể:
Một số cơ hội
(i) Cơ hội mở rộng, phát triển thị trường ra nước
ngoài đối với các ngân hàng Việt Nam: Hội nhập kinh
tế quốc tế nói chung và tham gia CPTPP nói riêng đã
mở ra cho các ngân hàng Việt Nammột cơ hội tiếp cận
thị trường ở nước ngoài. Hội nhập tạo điều kiện thuận
lợi cho các tổ chức tín dụng trong nước mở rộng hoạt
động ra thị trường nước ngoài thông qua việc cung
cấp dịch vụ trong khuôn khổ cam kết, đặc biệt là hiện
diện thương mại và cung cấp qua biên giới.
(ii) Cơ hội nhận được sự hỗ trợ về tư vấn, đào tạo
bồi dưỡng kiến thức mới từ các ngân hàng và các
tổ chức tài chính nước ngoài: Hội nhập quốc tế tạo
ra cơ hội liên kết của các ngân hàng trong nước với
ngân hàng nước ngoài. Liên kết với các ngân hàng
nước ngoài giúp các ngân hàng trong nước có điều
kiện tốt để tăng cường về khả năng phòng ngừa và
xử lý rủi ro nhờ được hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật trong
áp dụng công nghệ ngân hàng, kỹ năng quản trị và
phát triển sản phẩm mới.
Sự cọ sát trong hoạt động kinh doanh cũng là
cơ hội để các ngân hàng trong nước nâng mình lên
một tầm cao mới. Mở cửa thị trường dịch vụ ngân
hàng theo các cam kết song phương và đa phương
sẽ là điều kiện tốt để thu hút đầu tư trực tiếp vào
lĩnh vực tài chính, đồng thời các công nghệ ngân
hàng, các kỹ năng quản lý tiên tiến được các ngân
hàng trong nước tiếp thu thông qua sự liên kết hợp
tác kinh doanh. Sự tham gia điều hành, quản trị các
nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong nước
là yếu tố quan trọng để cải thiện nhanh chóng trình
độ quản trị kinh doanh ở các ngân hàng trong nước.
(iii) Các ngân hàng Việt Nam được tham gia vào
một sân chơi kinh doanh bình đẳng và mang tính
chuyên nghiệp cao: Khi thực hiện những cam kết
hội nhập, sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng sẽ ngày càng giảm và
hạn chế sự bảo hộ. Bối cảnh này tạo điều kiện để các
ngân hàng Việt Nam trở nên năng động hơn trong
hoạt động kinh doanh, đồng thời, các ngân hàng
có cơ hội thể hiện năng lực và trình độ của mình.
Các ngân hàng trong nước buộc phải chuyên môn
Ngày 11/11/2017, tại Đà Nẵng (Việt Nam), 11
nướcđãthốngnhấtđổi tênHiệpđịnhĐối tácKinh
tế Chiến lược xuyênThái BìnhDương (TPP) thành
Hiệp địnhĐối tác toàn diện và tiến bộ xuyênThái
BìnhDương (CPTPP). CPTPPgiữhầuhết nội dung
của TPP, song trong 8.000 trang tài liệu của thỏa
thuận ban đầu, có 20 điều khoản bị tạm hoãn
thực thi, chủ yếu liên quan tới sở hữu trí tuệ.
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...114
Powered by FlippingBook