50
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
hóa sâu hơn các nghiệp vụ nhanh chóng tiếp cận và
phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn vốn, khai thác và áp dụng hiệu
quả hơn ưu thế của các loại hình ngân hàng nhằm
mở rộng thị phần trên thị trường tài chính trong
nước và quốc tế. Hội nhập quốc tế buộc các ngân
hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị
trường, nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy
hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng trong nước.
Những thách thức đặt ra
Bên cạnh những cơ hội thì các ngân hàng Việt Nam
cũng phải đối diện với rất nhiều thách thức khi Việt
Nam thực thi các cam kết trong CPTPP. Cụ thể như:
Thứ nhất,
sự cạnh tranh của hệ thống ngân hàng
ngày càng gay gắt: Việc mở cửa hội nhập, kéo theo
một lượng lớn các ngân hàng nước ngoài với tiềm
lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản
lý tham gia vào thị trường tài chính nội địa và sự
cạnh tranh gay gắt giữa khối ngân hàng trong nước
và các ngân hàng nước ngoài là điều khó có thể tránh
khỏi. Các ngân hàng nước ngoài có thế mạnh về chất
lượng phục vụ và đa dạng dịch vụ sẽ thu hút một
lượng lớn khách hàng - là các DN có vốn đầu tư nước
ngoài và một bộ phận không nhỏ các DN, cá nhân
trong nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng thị phần
của các ngân hàng ngoại và sự sụt giảm thị phần của
các ngân hàng nội địa.
Thứ hai,
các ngân hàng trong nước phải đối mặt
với xu hướng gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại
các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam: Việc
mở cửa thị trường trong nước đồng nghĩa với việc
gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các NHTM Việt
Nam. Hiện nay, các NHTM Việt Nam đã chủ động
tích cực chào bán cổ phiếu cho các cổ đông là tổ
chức lớn nước ngoài, nâng dần tỷ lệ sở hữu nước
ngoài tại các NHTM. Trong khối các NHTM nhà
nước cổ phần hóa, Vietinbank là ngân hàng có tỷ lệ
sở hữu nước ngoài cao nhất, lên đến hơn 28% (cuối
năm 2014). Trong số các NHTM cổ phần, tỷ lệ sở
hữu nước ngoài nhìn chung có xu hướng gia tăng
ở các ngân hàng có quy mô lớn và trung bình như
ACB, EIB,TCB,VIB, VPB, khoảng từ 20-30%. Cá biệt,
ACB có tỷ lệ sở hữu nước ngoài “kịch trần” 30%
trong giai đoạn 2012-2014.
Thứ ba,
áp lực nâng cao chất lượng và dịch chuyển
nguồn nhân lực tài chính ngân hàng chất lượng cao
sang các tổ chức nước ngoài và khu vực: Trong thời kỳ
phát triển, khu vực tài chính có thể thu hút đượcmột lực
lượng lớn lao động thamgia và làmột trong những khu
vực có mức tiền lương cao, song trong thời kỳ khủng
hoảng và suy thoái, lao động trong khu vực tài chính
cũng là nhóm người dễ bị tổn thương nhất, phải chịu
sức ép sa thải hoặc cắt giảm tiền lương. Ngay cả khi
không phải do sự suy giảmvề xu hướng kinh doanh thì
trong khu vực tài chính cũng luôn diễn ramột chu trình
di chuyển lao động khắc nghiệt. Đó là việc cắt giảm lao
động có tay nghề thấp để thay thế bằng lao động có tay
nghề cao, điều này dễ xảy ra tình trạng chảy máu chất
xám của lao động có tay nghề cao trong quá trình cạnh
tranh. Vì thế, một trong những thách thức lớn của hệ
thống ngân hàng Việt Nam là việc giữ chân nhân tài,
tránh sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao
của Việt Nam sang các nước khu vực.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng
đối với việc mở rộng thị trường dịch vụ tài chính nói
chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng tại Việt Nam.
Bên cạnh những cơ hội, quá trình hội nhập nói chung
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng tiềm ẩn
không ít rủi ro và thách thức, đòi hỏi hệ thống ngân
hàng không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng
lực quản trị, để không chỉ đứng vững, mà còn khẳng
định vị trí của mình trong khu vực và quốc tế.
Việc xác định và tận dụng tốt cơ hội cũng như ứng
phó hiệu quả thách thứcmà CPTPP đem lại là điều kiện
then chốt để không chỉ các NHTM, mà cả Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam chủ động ứng phó với nhiều tình
huống có thể xảy ra, khi áp lực từ môi trường kinh tế
quốc tế bên ngoài ngày một gia tăng dưới tác động của
hội nhập, từ đó, tạo nền móng cho sự phát triển bền
vững của khu vực ngân hàng Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Hà Huy Tuấn (2013), “Hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam hậuWTO cần
những bước đi cẩn trọng, bền vững”, Vietinbank: Trường đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực;
2. Kiều Hữu Thiện (2013), “Thách thức đối với sự phát triển bền vững của hệ
thống NHTM Việt Nam”, Tài liệu Hội thảo Học viện Ngân hàng;
3. Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú và cộng sự (2015), “Cơ hội và thách
thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển kinh tế xã hội và ngành Ngân hàng
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”;
4. Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú và cộng sự. 2014, “Định dạng hệ thống
ngân hàng sau tái cấu trúc”, Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2014 do UNDP và Ủy
ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức.
Trong khối các NHTM nhà nước cổ phần hóa,
Vietinbank là ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước
ngoài cao nhất, lên đến hơn 28% (cuối năm
2014). Trong số các NHTM cổ phần, tỷ lệ sở hữu
nước ngoài nhìn chung có xu hướng gia tăng
ở các ngân hàng có quy mô lớn và trung bình
như ACB, EIB,TCB,VIB, VPB, khoảng từ 20-30%.