68
Tại Trung Quốc, ngày 20/11
Ngân hàng Nhân dân Trung
Quốc (PboC) quyết định hạ
lãi suất mà các ngân hàng địa
phương có thể vay mượn theo
Cơ chế cho vay tiêu chuẩn
(SLF) xuống 2,75% đối với
lãi suất tiền gửi qua đêm và
3,25% đối với lãi suất tiền gửi
bảy ngày. Trước đó, lãi suất
tiền gửi qua đêm và tiền gửi
bảy ngày theo cơ chế kể trên
lần lượt ở mức 4,5% và 5,5%.
Bên cạnh đó, trong năm 2015, Trung Quốc đã 3 lần
giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với mức giảm 0,1 – 0,5%
mỗi lần, đưa tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ
chức tín dụng quy mô lớn từ 20% xuống còn 18%
kể từ ngày 28/6.
Các nước châu Âu lại áp dụng gói kích thích
kinh tế (QE) kể từ tháng 3/2015 đến tháng 9/2016 với
quy mô 1,1 nghìn tỷ EUR (tương đương 1,2 nghìn
tỷ USD), mỗi tháng bơm 60 tỷ Euro vào nền kinh
tế với mục tiêu tăng lượng tiền mặt cho hệ thống
tài chính nhằm khuyến khích người dân và doanh
nghiệp vay thêm tiền để tăng mua sắm và đầu tư,
qua đó tác động tác động đến GDP. Tuy nhiên, ngày
3/12/2015, ECB đã thông báo sẽ kéo dài thời hạn áp
dụng gói QE đến hết tháng 3/2017 thay vì chỉ đến
tháng 9/2016 như đã công bố trước đó, đồng thời
cũng tuyên bố có thể sẽ nâng quy mô của chương
trình mua tài sản nếu cần thiết.
Năm 2015, nhằm đối phó với giá dầu sụt giảm,
lạm phát ở mức thấp, Nhật Bản đã tiếp tục duy trì
chương trình nới lỏng định lượng (QE) với quy mô
kỷ lục 80 nghìn tỷ Yên (640 tỷ USD). Đến tháng
12/2015, BOJ đã quyết định điều chỉnh 4 nội dung:
(i) Kéo dài thời gian đáo hạn của trái phiếu chính
phủ mà BOJ đang mua từ 7-10 năm lên 7-12 năm;
(ii) BOJ cho biết mỗi năm sẽ mua vào 300 tỷ JPY
(tương đương 2.45 tỷ USD) quỹ hoán đổi danh mục
ETF, bao gồm cổ phiếu của các doanh nghiệp chủ
động đầu tư vào vốn con người và vốn vật chất; (iii)
Chấp nhận các khoản vay ngoại tệ trong danh mục
các khoản vay mua nhà và việc làm làm tài sản thế
chấp; (iv) Nới lỏng hạn chế trong việc mua ủy thác
đầu tư bất động sản.
Trong năm 2016, kinh tế thế giới dự báo sẽ có
nhiều biến động khó lường. Để hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế, kiểm soát lạm phát và nợ công, chắc chắn
trong thời gian sắp tới sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi
rõ rệt trong điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ
của các nước
dụng thuế kinh doanh và thuế giá trị gia tăng cho
các doanh nghiệp có doanh thu hàng tháng lên tới
30.000 RMB sẽ được nới rộng đến 31/12/2017. Trung
Quốc cũng đã điều chỉnh chính sách thuế thu nhập
cá nhân đối với các khoản thu nhập từ cổ phiếu,
miễn thuế cổ tức chứng khoán cho các nhà đầu tư
nắm giữ cổ phiếu trên một năm (trước đó là 5%) và
giảm 50% thuế cổ tức chứng khoán cho các nhà đầu
tư nắm giữ cổ phiếu từ một tháng đến một năm. Đối
với các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu dưới 1 tháng
phải chịu mức thuế suất 20%. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày 8/9/2015...
Indonesia:
Nhằmkích thích tăng trưởng, Indonesia
đã đưa ra nhiều gói kích thích kinh tế, tập trung vào
các lĩnh vực: Hỗ trợ cho người nghèo nhằm tăng
cường đầu tư, kích thích tiêu dùng và trợ giá cho
đồng rupiah. Theo đó, chính phủ cung cấp nhiên
liệu giá r cho ngư dân, tài trợ nguồn vốn cho các
khu vực nông thôn và hỗ trợ người dân mua gạo
giá r ; tiến hành đơn giản hóa thủ tục xin cấp phép
tại các khu công nghiệp; Nới lỏng quy định dành
cho ngân hàng trong vấn đề quản lý ngoại hối từ lợi
nhuận xuất khẩu...
Chính sách tiền tệ
Trong năm 2015, do tình hình kinh tế có nhiều
cải thiện nên Mỹ đã thực hiện chính sách thắt chặt
tiền tệ. Phần đông các nước còn lại thực hiện chính
sách tiền tệ nới lỏng thông qua các biện pháp như
cắt giảm lãi suất, hạ dự trữ bắt buộc, thực hiện các
gói nới lỏng định lượng, chính sách đồng tiền yếu
nhằm hỗ trợ xuất khẩu và tăng trưởng du không
gian chinh sach tai khoa tiên tê đang trơ nên chât
hep hơn do ap lưc cua nơ công.
Mỹ đã chính thức tăng lai suât cơ bản trong ngày
16/12/2015, từ mức 0 - 0,25%, lên 0,25 - 0,5%. Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng đã tuyên bố chính
sách tiền tệ của ngân hàng trung ương này sẽ được
thắt chặt dần tùy theo tốc độ của lạm phát.
LẠM PHÁT TẠI CÁC NƯỚC VÀ KHU VỰC NĂM 2011-2016 (% năm)
2011
2012
2013
2014
Dự báo IMF
2015
2016
Các nước phát triển
2,7
2,0
1,4
1,4
0,3
1,1
Mỹ
3,1
2,1
1,5
1,6
0,1
1,1
Khu vực Euro
2,7
2,5
1,3
0,4
0,2
1,0
Nhật Bản
-0,3
0,0
0,4
2,7
0,7
0,4
Các nước mới nổi
& đang phát triển
7,3
6,0
5,8
5,1
5,5
5,6
Trung Quốc
5,4
2,6
2,6
2,0
1,5
1,8
Nguồn: IMF – World Economic Outlook 01/2016, ADB – Asian Development Outlook 2015 supplement, tháng 12/2015