70
mỏ (OPEC), dù các thành viên OPEC không hành
xử như thời chiến tranh giá năm 1986 nhưng cuộc
họp vào ngày 4/12/2015, Tổ chức này không hề có ý
định cắt giảm sản lượng và Iran thậm chí còn công
khai sẽ tăng sản lượng. Điều đáng nói là mỏ dầu
của OPEC có chi phí cung ứng rất thấp và hành vi
của OPEC dường như đã sẵn sàng cho chiến tranh
giá dầu mới.
Tuy vậy, cường quốc kinh tế số 1 thế giới - Mỹ,
đồng thời cũng là chủ thể quan trọng nhất trên thị
trường dầu mỏ thế giới trên cả hai góc độ là sản xuất
và tiêu dùng, mới đây cũng đã có quyết định mang
tính lịch sử khi trải qua 40 năm, lệnh cấm xuất khẩu
dầu thô cũng đã chính thức kết thúc. Quyết định địa
chính trị này của Mỹ dù nhằm vào quan hệ Nga -
Mỹ hay OPEC thì Mỹ vẫn sẽ tiếp tục đẩy lượng cung
dầu thô gia tăng. Cũng trong bối cảnh đó, Cục Dự
trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa đưa ra quyết định điều
chỉnh lãi suất và thùng dầu mỏ sẽ được trả bằng ít
đô la hơn, nói cách khác là giá dầu sẽ giảm đi.
Nga, một nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào
doanh thu dầu khí cũng bị tác động mạnh khi giá
dầu giảm. Dù khả năng xoay sở của Tổng thống
Putin là không phải bàn cãi trong nỗ lực cơ cấu
nguồn thu ngân sách quốc gia nhưng với các lệnh
cấm vận từ Mỹ hay phương Tây, Nga cũng sẽ không
có lý do gì cắt giảm sản lượng cung ứng và dù nước
này có cắt giảm thì sản lượng từ OPEC cũng sẽ có
thể bù lại đủ. Đó là chưa kể các cường quốc dầu mỏ
khác như Iraq hay Iran, sau một thời gian dài cấm
vận, dòng chảy dầu mỏ vào thị trường quốc tế là
cần thiết cho quá trình tái thiết kinh tế của các nước
vùng vịnh. Như vậy, liệu có những khả năng nào
khác để lượng cung về dầu mỏ năm 2016 không dư
thừa?
Về phía lượng cầu dầu mỏ thế giới, nhiều dự báo
đưa ra là khó có những đột biến tăng khi kinh tế
Trung Quốc đã khép lại thời kỳ phát triển quá nóng.
Chúng ta có thể quan sát các chu kỳ giá đặc biệt là từ
khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất năm 1973.
Trở lại với giá dầu trong năm 2015, chúng ta đều
biết trước đó từ năm 2004 cho đến năm 2014, giá
tăng liên tục từ mức 50 USD/thùng và đạt đỉnh ở
giai đoạn 2011-2014 khi giá dầu luôn ở mức trên 100
USD/thùng.
Giá dầu tăng cao liên tục lại duy trì trong một
thời gian dài làm cho các hiệu ứng cung - cầu đủ
thời gian để có hiệu lực. Những minh chứng đơn
giản nhất có thể thấy là từ phía cầu với xu hướng
thiết kế các động cơ tiết kiệm và hiệu quả năng
lượng (lượng cầu giảm) và từ phía cung hiệu ứng
đầu tư mà nổi bật nhất là thành công của công nghệ
sản xuất dầu từ đá phiến ở Mỹ đã làm cho lượng
cung tăng một cách rõ rệt (Hình 2).
Cung tăng và cầu giảm thì không ngạc nhiên
khi giá dầu giảm xuống. Đặc biệt hơn, với các vấn
đề địa chính trị hết sức nhạy cảm tại các khu vực
dầu mỏ như: Nga, Trung Đông, Mỹ… càng làm cho
lượng cung vốn dĩ đã dư thừa lại càng dư thừa hơn
nên sau một chu kỳ tăng cao và kéo dài, giá dầu thế
giới rơi về chu kỳ giá thấp và giảm sâu tới mức 35
USD/thùng vào cuối năm 2015.
Kịch bản giá dầu năm 2016
Mặc dù dự báo có rất nhiều yếu tố bất định diễn
ra sau đó, tuy nhiên về mặt logic, giá dầu năm 2016
chắc chắn sẽ vẫn giữ ở chu kỳ giá thấp. Đặc biệt, đối
với sản phẩm đặc thù như dầu mỏ thì chu kỳ dao
động không thể là 6 tháng hay 1 năm như chúng ta
đã chứng kiến trong lịch sử dầu mỏ với chu kỳ giá
thấp từ năm 1986 kéo dài tới tận đầu những năm
2000. Vì vậy, kịch bản giá thấp dường như là rất khó
tránh khỏi. Rất khó có một kịch bản giá dầu tăng trở
lại vào năm 2016, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế, địa
chính trị thế giới, hiện trạng thị trường dầu mỏ như
hiện nay.
Trước hết, với Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu
0
20
40
30
10
60
80
70
50
100
120
110
90
140
150
130
1/1/2010 25/2/2011
20/4/2012 12/6/2013
8/8/2014 15/12/2015
HÌNH1: DIỄNBIẾNGIÁDẦUTHÔGIAI ĐOẠN2010 - 2015 (USD/thùng)
Nguồn : Informine.com
6,83
7,56
11,64
10,67
9,82
10,37
10,08
11,51
10,84
M
r p Xê út
Nga
2005 2010 2014
2005 2010 2014
2005 2010 2014
HÌNH 2: BIẾN ĐỘNG VỀ SẢN LƯỢNG DẦU THÔ SẢN XUẤT
TẠI MỸ, Ả RẬP XÊ ÚT VÀ NGA (triệu thùng/ngày)
Nguồn: BP. Bloomberg-Les Echos 2015