TÀI CHÍNH -
Tháng 01/2016
67
tháng 11 và đạt mức thấp nhất là 0% trong tháng 9.
Tính riêng tháng 11 năm 2015, lạm phát của Nhật
Bản đạt mức 0,3% do chỉ số CPI của một số nhóm
ngành tăng như các mặt hàng lương thực tăng 2,9%,
nội thất và đồ dùng gia đình tăng 2,1%, quần áo và
giày dép tăng 1,8%.
Tại Trung Quốc:
Tỷ lệ lạm phát (so với cùng kỳ
năm trước) tăng từ mức 0,8% trong tháng 1/2015 lên
mức 1,3% và 1,5% trong tháng 10 và tháng 11/2015,
gia nhom hang rau sách tăng từ mức 4,7% trong
tháng 10 lên mức 9,4% trong tháng 11, mặt hàng thịt
và thịt gia cầm tăng 6,2%, giá thịt lợn tăng 13,9%.
Tại khu vực ASEAN-5:
Lạm phát có xu hướng
giảm hoặc ở mức thấp tại một số quốc gia. Tại Thái
Lan: lạm phát (so với cùng kỳ năm trước) giảm từ
mức -0,41% xuống còn -0,97% và -0,85% trong tháng
11 và tháng 12 do giá cả của các nhóm hàng giao
thông, thông tin liên lạc, thực phẩm khô và năng
lượng giảm. Đối với Philippines, tỷ lệ lạm phát (so
với cùng kỳ năm trước) tăng từ mức 0,4% trong
tháng 10 lên mức 1,1% trong tháng 11 do giá của
các mặt hàng lương thực, đồ uống không cồn và
giao thông tăng. Tại Indonesia, tỷ lệ lạm phát (so
với cùng kỳ năm trước) có xu hướng giảm từ 6,96%
trong tháng 1/2015 xuống mức 4,89% và 3,35% trong
tháng 11 và 12/2015 do giá của nhóm hàng giao
thông giảm.
Chính sách tài chính – tiền tệ tại một số nước
Trong bối cảnh giá cả hàng hóa giảm, dòng vốn
vào các nước đang phát triển giảm xuống đã tạo áp
lực lên tỷ giá, thị trường tài chính các nước có nhiều
biến động phức tạp, nhiều nước trong năm 2015 đã
theo đuổi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
mở rộng.
Chính sách tài khóa
Nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, một số
nước đã thực hiện chính sách tài khóa mở rộng
thông qua việc cắt giảm thuế cho doanh nghiệp và
cá nhân, tiết kiệm chi tiêu... Tiêu biểu có thể kể đến:
Thái Lan:
Ngày 01/9/2015, Thái Lan đã công bố
gói kích thích kinh tế 136 tỷ Baht (gần 4 tỷ USD).
Trong bối cảnh xuất khẩu giảm thì gói kích thích
kinh tế này được kỳ vọng sẽ giúp Thái Lan có thể
đạt được mức tăng trưởng đã đặt ra (3,1% và 4,2%
trong năm 2015 và 2016).
Trung Quốc:
Chính phủ Trung Quốc đã nâng
ngưỡng miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
cho các doanh nghiệp vừa và siêu nhỏ (từ mức
100.000 RMB lên 200.000 RMB trong thang 2/2015
va lên 300.000 RMB trong tháng 8/2015); Miễn áp
trương của năm 2014 song theo IMF dự báo sẽ lấy
được đà tăng trưởng trong năm 2016 (4,9%) , tuy
nhiên tốc độ tăng trưởng sẽ không đồng đều giữa
các nước.
Trong năm 2016, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục gặp
phải một số thách thức như: (i) Hậu quả của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn còn, (ii) Sự sụt
giảm của giá cả hàng hóa thế giới trong thời gian
dài; (iii) Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bị
suy giảm; (iv) Năng suất sản xuất thấp; (iv) Dân số
già đi. Do vậy, các tổ chức đã hạ dự báo tăng trưởng
kinh tế thế giới trong năm 2016. Theo IMF, tốc độ
tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2016 sẽ khả
quan hơn năm 2015, đạt mức 3,4% trong năm 2016
do giá dầu thấp và chính sách tiền tệ phù hợp của
các nước sẽ thúc đẩy tăng trưởng tại hầu hết các
nước. World Bank cũng dự báo, tốc độ tăng trưởng
kinh tế toàn cầu đạt 3,6% và 3,8% trong năm 2016
và 2017 (nếu GDP tính theo giá sức mua). Còn nếu
tính theo giá cố định năm 2010, World Bank dự báo
tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 2,9% và
3,1% trong năm 2016 và 2017.
Lạm phát có xu hướng giảm
Trong năm 2015, giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục
diễn biến theo xu hướng giảm do sự sụt giảm mạnh
của giá dầu khi nguồn cung tiếp tục vượt cầu, giá
kim loại và nông nghiệp tiếp tục giảm do nguồn
cung dư thừa.
Giá cả hàng hóa thế giới sụt giảm là nguyên nhân
khiến cho lạm phát thế giới có xu hướng giảm tại
hầu hết các nước. Tại các nước phát triển, lạm phát
trong năm 2015 ở mức thấp đạt 0,3% do giá dầu và
các loại hàng hóa khác giảm, tuy nhiên, sang năm
2016, tỷ lệ lạm phát tại các nước phát triển được IMF
dự báo tăng so với năm 2015 ở mức 1,1%. Còn tại
các nước mới nổi và đang phát triển, tỷ lệ lạm phát
sẽ ở mức 5,5% trong năm 2015 lên 5,6% trong năm
2016.
Tại khu vực đồng Euro:
Mặc dù vẫn ở mức thấp
nhưng trong năm 2015, lạm phát có xu hướng tăng,
từ mức 0% trong tháng 1 lên mức 0,1% và 0,2%
trong tháng 10 và tháng 11, đạt mức thấp nhất là
-0,1% trong tháng 9.
Tại Mỹ:
Tỷ lệ lạm phát trong năm 2015 có xu
hướng tăng từ mức -0,1% trong tháng 1/2015 lên
mức 0,25 và 0,5% trong tháng 10 và 11. Tính riêng
trong tháng 11, chỉ số giá lương thực tăng 1,6%; dịch
vu y tê tăng 2,5% trong khi đo gia năng lương giam
14,7% so vơi cung ky năm 2014.
Tại Nhật Bản:
Tỷ lệ lạm phát trong năm 2015 giảm
từ mức 2,4% trong tháng 1 xuống còn 0,3% trong