62
những năm qua, NHNN đã phải cho phép các ngân
hàng thương mại (NHTM) thực hiện các nghiệp vụ
huy động và cho vay bằng USD với lãi suất thấp
hơn lãi suất VND. Tuy nhiên, các giao dịch chuyển
đổi tài sản từ VND sang USD và ngược lại sẽ dẫn
đến những khó khăn nhất định trong việc kiểm soát
cung tiền và lãi suất. Bởi vậy, việc hạn chế tình trạng
đô la hóa là cần thiết.
Để thực hiện được mục tiêu này, NHNN sẽ phải
đưa ra các chính sách nhằm làm giảm lợi ích của việc
nắm giữ USD. Lãi suất tiền gửi bằng USD đã được
đưa về mức 0%. Nhưng điểm then chốt là NHNN sẽ
phải khống chế được mức kỳ vọng VND bị mất giá
trong tương lai, vốn được dựa chủ yếu vào mức mất
giá của VND trong quá khứ. Nói cách khác, để giảm
Đ
ể trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phân
tích bối cảnh kinh tế tài chính trong nước
và quốc tế, đặc biệt là những mục tiêu mà Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) muốn đạt được khi áp
dụng cơ chế tỷ giá mới có tính linh hoạt hơn này.
Triển vọng tỷ giá nhìn từ mục tiêu chống đô la hóa
Mặc dù việc người dân và doanh nghiệp nắm giữ
USD để bảo toàn giá trị tài sản của mình là một nhu
cầu chính đáng, nhưng khi mức độ đô la hóa trong
nền kinh tế tăng cao, lượng tiền gửi bằng VND
trong hệ thống ngân hàng sẽ giảm theo tương ứng
và khiến cho lãi suất VND bị neo cao hơn mức cần
thiết, gây ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực sản xuất.
Để tháo gỡ khó khăn về vốn cho nền kinh tế, trong
ĐƯỜNGĐI CỦA TỶ GIÁ: TRIỂNVỌNGTRUNGHẠN
TS. NGUYỄN ĐỨC ĐỘ
Ngày 31/12/2015, Ngân hàngNhà nước Việt Namđã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN,
theo đó tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam (VND) với USD được điều chỉnh hàng ngày, có
lên và có xuống, còn tỷ giá thị trường sẽ dao động trong biên độ +/- 3%. Chính sách tỷ giá
mới ngay lập tức đã dẫn đến những lo ngại về tính bất định liên quan đến đường đi của tỷ
giá trong thời gian tới. Liệumột chính sách tỷ giá linh hoạt hơn có làm khó người dân và
doanh nghiệp trong việc dự đoán những biến động về giá USD trong tương lai?