Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 thang 1-2016 - page 61

TÀI CHÍNH -
Tháng 01/2016
63
hoảng kinh tế-tài chính tại Mỹ khiến các
dòng vốn chảy vào Việt Nam ít hơn, cũng
luôn luôn thặng dư.
Thâm hụt thương mại cao trong giai
đoạn 2007-2010 chủ yếu do Việt Nam
đầu tư nhiều, dẫn đến nhập khẩu nhiều
máy móc, thiết bị. Đồng thời lạm phát
cao cũng khiến các doanh nghiệp tăng
tích trữ nguyên vật liệu nhập khẩu. Tuy nhiên,
kể từ năm 2012 do lạm phát thấp, nợ công và nợ
xấu của hệ thống ngân hàng đã ở mức cao nên chi
đầu tư của Chính phủ và tín dụng ngân hàng tăng
trưởng chậm lại, dẫn đến nhập khẩu giảm mạnh.
Trong năm 2015, khi kinh tế tăng trưởng cao hơn,
thị trường bất động sản phục hồi, đầu tư gia tăng và
dẫn đến Việt Nam nhập siêu 3,5 tỷ USD.
Trong thời gian tới, cán cân thương mại của Việt
Nam, về cơ bản sẽ vẫn ở mức cân bằng. Kinh tế Việt
Nam trong tương lai gần khó có thể tăng trưởng
nóng do các nguồn lực của Chính phủ cũng như
khu vực tư nhân không còn nhiều để tăng mạnh
đầu tư và nhập khẩu (chi tiêu Chính phủ bị giới hạn
bởi nợ công, còn khu vực tư nhân vẫn phải đối mặt
với vấn đề nợ xấu bất động sản). Vì vậy, áp lực từ
cán cân thương mại lên tỷ giá sẽ không lớn.
Về cán cân tài khoản vốn và cán cân thanh toán
tổng thể, khả năng Việt Nam sẽ vẫn thu hút được
nhiều dòng vốn trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài.
Lý do là nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới
vẫn có thể tăng trưởng trên 6% - mức tương đối cao
trên thế giới. Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia
Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP) có thể khuyến khích các doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư nhiều hơn vào các ngành như dệt may,
da giầy… để tận dụng các ưu đãi. Ngoài ra, khi kinh
tế Trung Quốc giảm tốc, một phần vốn có thể sẽ
chảy sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Hơn nữa, với chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa
các doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam có thể sẽ thu
hút nhiều hơn các dòng vốn gián tiếp nước ngoài.
Như vậy, xét trên khía cạnh cung - cầu ngoại tệ
cho các hoạt động thương mại và đầu tư, có thể thấy
rằng, sẽ không có nhiều sức ép buộc Việt Nam phải
phá giá mạnh VND.
Sức ép phá giá trong năm 2015 chủ yếu đến từ
việc đồng USD mạnh và đồng Nhân dân tệ của
Trung Quốc giảm giá đã thúc đẩy tâm lý găm giữ
USD của người dân và doanh nghiệp, đồng thời gây
sức ép buộc NHNN phải phá giá để hỗ trợ khu vực
xuất khẩu.
tình trạng đô la hóa, trong trung hạn NHNN sẽ phải
duy trì tốc độ mất giá của VND ở mức thấp hơn mức
lãi suất huy động VND mà NHNN cho là hợp lý.
Với tốc độ lạm phát trong thời gian tới chỉ dao
động trong khoảng 0-2%, mức lãi suất huy động
hợp lý cho nền kinh tế sẽ vào khoảng 4%. Do đó,
để người dân và doanh nghiệp sẵn sàng nắm giữ
VND với mức lãi suất này, NHNN nhiều khả năng
sẽ cố gắng không để VND mất giá quá 3%/năm so
với USD.
Triển vọng tỷ giá nhìn từ vấn đề nợ công
Hiện nay quy mô nợ công của Việt Nam đã đạt
mức 61,3% GDP, còn nợ nước ngoài của quốc gia
đã đạt mức 41,5% GDP. Hơn nữa, chi trả nợ hiện đã
chiếm hơn 25% tổng thu NSNN và ảnh hưởng tiêu
cực đến chi đầu tư phát triển.
Gần đây, Bộ Tài chính đã phải vay 1 tỷ USD từ
Ngân hàng Vietcombank với mức lãi suất 3-4%, để
bù đắp thâm hụt ngân sách. Nếu mức phá giá VND
là 2%/năm, thì lãi suất tính ra VND sẽ vào khoảng
5-6%, tương đương mức vay bằng VND trên thị
trường tài chính. Nhưng nếu VND bị mất giá tới
5%, thì mức lãi suất huy động của Chính phủ sẽ
là 8-9%. Đây là mức lãi suất rất cao và khó được
chấp nhận, vì lạm phát hiện ở mức dưới 1% và tăng
trưởng GDP chỉ 6,7%. Ngoài ra, thu từ dầu thô tại
Việt Nam hiện nay chỉ chiếm khoảng 5-6% tổng thu
ngân sách, nên việc phá giá mạnh VND cũng sẽ
không giúp cải thiện đáng kể nguồn thu từ dầu thô
khi tính ra VND.
Vì vậy, có thể thấy rằng, đứng trên góc độ đảm
bảo an toàn nợ công, Chính phủ sẽ muốn ổn định giá
trị của VND, vì khi tiền đồng bị phá giá quá 3% sẽ
khiến áp lực trả nợ của Chính phủ tăng lên đáng kể.
Triển vọng tỷ giá nhìn từ cán cân thương mại
và cán cân thanh toán
Sau giai đoạn 2007-2010 bị thâm hụt ở mức cao,
trong vài năm trở lại đây cán cân thương mại của Việt
Nam đã tương đối cân bằng, trong đó giai đoạn 2012-
2014 Việt Nam xuất siêu. Cán cân thanh toán của Việt
Nam, ngoại trừ giai đoạn 2009-2010 bị âm do khủng
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2007-2014 (% GDP)
Năm
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Cán cân thương mại
-13,5 -12,9 -7,2 -4,4 -0,3 5,6 5,1 6,5
Cán cân thanh toán
13,2 0,5 -8,4 -1,5 0,8 7,6 0,3 4,5
Nguồn: ADB. Key Indicators for Asia and the Pacific 2015
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...75
Powered by FlippingBook