TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
25
khoảng 76% tổng khối lượng trái phiếu. Sự tham gia
của nhà đầu tư nước ngoài (không có hiện diện tại
Việt Nam) là rất ít, chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng khối
lượng trái phiếu.
(ii) Tính thanh khoản, giao dịch của thị trường TPCP
thứ cấp còn hạn chế, giá trị giao dịch bình quân phiên
trên thị trường thứ cấp bị giảm (nhất là trong 6 tháng
cuối năm). Đường cong lãi suất TPCP chưa được hình
thành một cách rõ nét.
Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu
chính phủ năm 2016
Trên cơ sở những kết quả tích cực đã đạt được
trong năm 2015, để tiếp tục phát huy thế mạnh và
tiềm năng của kênh huy động vốn TPCP, năm 2016,
Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai các giải
pháp sau:
Thứ nhất,
về khung khổ pháp lý: Tiếp tục hoàn thiện
khung khổ pháp lý về phát hành TPCP thông qua việc
hoàn thiện các Thông tư hướng dẫn phát hành tín phiếu
Kho bạc Nhà nước qua Ngân hàng Nhà nước, Thông
tư mua lại TPCP trước hạn để tạo khuôn khổ pháp lý
đồng bộ cho phát hành và tái cơ cấu nợ TPCP. Nghiên
cứu cơ chế cho vay TPCP cho các đại lý cấp I, nhằm
hỗ trợ thanh khoản trên thị trường thứ cấp, trên cơ sở
kết quả nghiên cứu trình Chính phủ sửa Nghị định số
01/2011/NĐ-CP hướng dẫn phát hành TPCP, trái phiếu
được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa
phương trong năm 2017.
Thứ hai,
về điều hành thị trường:
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa thị trường
chứng khoán phái sinh vào hoạt động trong đó có phái
sinh TPCP;
- Đa dạng hóa các nhà đầu tư trái phiếu: các công
ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư; Thực hiện đa dạng hóa
kỳ hạn phát hành TPCP trong đó chú trọng phát
hành TPCP kỳ hạn dài; đa dang hóa các loại trái
phiếu phát hành;
- Triển khai thực hiện Đề án thanh toán tiền giao
dịch TPCP qua Ngân hàng Nhà nước theo Đề án đã
được 2 cơ quan thống nhất;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường và đối
thoại chính sách để thị trường trái phiếu phát triển bền
vững, công khai, minh bạch;
- Theo dõi sát diễn biến thị trường, tình hình dự thầu
để quyết định mức lãi suất trúng thầu theo nguyên tắc
ổn định lãi suất, điều chỉnh lãi suất phát hành tăng dần
nếu cần thiết, tránh tăng hoặc giảm lãi suất quá nhanh
dẫn đến tác động bất lợi;
- Thực hiện hoán đổi TPCP giữa kỳ hạn ngắn và
kỳ hạn dài nhằm kéo dài kỳ hạn trái phiếu, tăng thanh
khoản trên thị trường trái phiếu.
thầu TPCP năm2016. Đồng thời, Bộ Tài chính ban hành
Công văn hướng dẫn cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ và các
tiêu chí đánh giá đối với thành viên năm 2016 để làm
cơ sở thiết lập hệ thống nhà tạo lập thị trường trên thị
trường TPCP.
Thị trườngTPCPđã được tổ chức phùhợpvới thông
lệ quốc tế, tập trung phát hành TPCP theo phương thức
đấu thầu, tập trung đăng ký, lưu ký TPCP tại Trung tâm
Lưu ký Chứng khoán và niêm yết giao dịch tại Sở Giao
dịch chứng khoán để tăng thanh khoản của TPCP.
Thứ ba,
tái cơ cấu cơ sở nhà đầu tư
Năm 2015, việc tái cơ cấu cơ sở nhà đầu tư trên thị
trường trái phiếu đã được chú trọng thực hiện theo
hướng ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn bằng việc
phát hành đều đặn TPCP kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên
cho các công ty bảo hiểm. Tỷ lệ nắm giữ TPCP của các
công ty bảo hiểmnăm 2015 đã tăng lên và tỷ lệ nắm giữ
TPCP của các ngân hàng thương mại đã giảm xuống.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành
Nghị định về quỹ hưu trí tự nguyện để phát triển hệ
thống nhà đầu tư dài hạn trên thị trường.
Thứ tư,
phát triển sảnphẩmtrên thị trường trái phiếu
Năm 2015 cũng là năm triển khai được nhiều sản
phẩm mới trên thị trường TPCP, thúc đẩy tăng khả
năng huy động cho NSNN. Kho bạc Nhà nước đã
phát hành thành công TPCP kỳ hạn 20 năm và 30
năm - kỳ hạn dài nhất từ trước đến nay. Bên cạnh sản
phẩm trái phiếu truyền thống, Bộ Tài chính nghiên
cứu và triển khai các sản phẩm mới trên thị trường là
trái phiếu không trả lãi định kỳ (đã phát hành trong
năm 2015) và trái phiếu lãi suất thả nổi (dự kiến phát
hành đầu năm 2016) để đáp ứng nhu cầu của nhà
đầu tư trên thị trường.
Thứ năm,
thị trường thứ cấp
Năm 2015, khối lượng giao dịch TPCP bình quân
trên thị trường thứ cấp đã tăng so với năm 2014 (khối
lượng giao dịch bình quân là 3.656 tỷ đồng/phiên, tăng
2% so với năm 2014), trong đó bình quân giao dịch
outright là 2.446 tỷ đồng/phiên và giao dịch repo là
1.210 tỷ đồng/phiên. Mặt bằng lãi suất giao dịch thứ
cấp theo sát diễn biến lãi suất trên thị trường sơ cấp. So
với thời điểmđầu năm 2015, lãi suất trên thị trường thứ
cấp tại thời điểm cuối năm 2015 tăng 0,43 - 1,15% đối
với tất cả các kỳ hạn.
Mặc dù đã đạt được kết quả tích cực nhưng trên giác
độ tổng thể thị trường TPCP vẫn còn một số tồn tại hạn
chế, cụ thể như sau:
(i) Cầu về đầu tư dài hạn trên thị trường trái phiếu
còn thấp gây khó khăn cho việc phát hành TPCP dài
hạn cũng như cơ cấu lại nợ TPCP. Hệ thống nhà đầu
tư trên thị trường trái phiếu vẫn chưa có sự thay
đổi cơ bản, các ngân hàng thương mại vẫn nắm giữ