62
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
2002 đến 2008. Nghiên cứu cho rằng tại Thái Lan, tỷ
lệ chi trả cổ tức phụ thuộc vào tỷ số lợi nhuận ròng
trên vốn chủ sở hữu (ROE), quy mô công ty, tốc độ
tăng trưởng tài sản và đòn bẩy tài chính. Chuyên
gia này cho rằng, các DN thường sử dụng vốn vay
ngân hàng để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Mới
đây nhất, Al – Nawaiseh (2013) lại nghiên cứu mối
quan hệ giữa chính sách cổ tức với cơ cấu sở hữu,
nghiên cứu sử dụng dữ liệu gồm 434 quan sát trên
TTCK Jordan giai đoạn 2000 - 2006. Ông kết luận
rằng, các công ty có tỷ lệ nợ cao sẽ không chi trả
cổ tức hoặc trả cổ tức với tỷ lệ thấp. Các công ty có
thành phần sở hữu là gia đình, nhiều thành phần sở
hữu nắm cổ phần chi phối có xu hướng chi trả cổ tức
ít hơn. Các công ty có tỷ lệ sở hữu tổ chức nắm giữ
cổ phần lớn sẽ thường chi trả cổ tức cho các cổ đông.
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho rằng, lợi nhuận
trên tổng tài sản, quy mô công ty lớn thường chi trả
cổ tức cao cho các cổ đông.
Thực tế tại Việt Nam
Số liệu và mô hình nghiên cứu
Nhằm phân tích nhân tố tác động đến chính sách
cổ tức tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam,
nghiên cứu sử dụng số liệu của 150 công ty cổ phần
niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 6 năm
(từ năm 2009 đến năm 2014). Tất cả các số liệu tài
chính của 150 công ty này được lấy từ các báo cáo
tài chính hợp nhất đã được kiểm toán trên website
của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (
Kinh nghiệm trên thế giới
Chính sách cổ tức là chính sách ấn định mức
phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu tư của công
ty cổ phần và lợi nhuận chi trả cổ tức cho các cổ
đông. Trên thế giới hiện có nhiều công trình nghiên
cứu về chính sách cổ tức và các nhân tố tác động đến
chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết
trên thị trường chứng khoán (TTCK). Rozeff (1982)
đã nghiên cứu về chính sách cổ tức và mối quan hệ
của chính sách cổ tức với các biến như hệ số beta, tỷ
lệ tăng trưởng, tỷ lệ sở hữu kiểm soát của các doanh
nghiệp (DN) tại Mỹ với số liệu được thu thập từ
1.000 công ty ở nhiều thành phố khác nhau. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, cổ tức được chi trả tác động
ngược chiều với tốc độ tăng trưởng doanh thu trong
tương lai, tỷ lệ sở hữu kiểm soát... Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu này cũng cho thấy, chính sách cổ tức của
DN còn bị ảnh hưởng bởi chính sách đầu tư. Jensen
và các cộng sự (1992) đã nghiên cứu về chính sách
cổ tức của các công ty ở Mỹ và đi đến kết luận rằng,
tỷ số nợ có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ chi
trả cổ tức, khi công ty có tỷ lệ nợ càng cao, rủi ro
tài chính càng lớn thì công ty thường chi trả cổ tức
thấp. Nghiên cứu của Fama và French (2001) chỉ ra
rằng, khả năng chi trả cổ tức có mối quan hệ cùng
chiều với quy mô công ty, khả năng sinh lời có mối
quan hệ ngược chiều với cơ hội tăng trưởng.
Thanatawee (2011) nghiên cứu chính sách cổ tức
của các DN ở Thái Lan với việc sử dụng dữ liệu
của 287 DN niêm yết trên TTCK Thái Lan giai đoạn
YẾUTỐTÁC ĐỘNGĐẾN CHÍNH SÁCH CỔTỨC
TẠI CÁC CÔNGTYNIÊMYẾTTRÊNTHỊ TRƯỜNGCHỨNGKHOÁN
ThS. NGÔ THỊ QUYÊN, NGUYỄN THỊ THU TRANG
- Đại học Thăng Long
Để tăng giá cổ phiếu và tối đa hóa lợi ích của các cổ đông hiện hành, khi xây dựng chính
sách cổ tức nhà quản trị phải xem xét toàn diện sự ảnh hưởng của các nhân tố và điều
chỉnh chính sách cổ tức phù hợp theo sự thay đổi của các nhân tố. Nghiên cứu cho thấy,
trên thị trường chứng khoán Việt Nam, khả năng chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm
yết chịu sự tác động từ các nhân tố như: Thu nhập trên cổ phần thường, tỷ lệ thuế thu
nhập doanh nghiệp…