58
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
đến đầu tư tại Việt Nam.
Từ 15/11/2015, Nhà nước Việt Nam miễn thị thực
cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đây là
một biện pháp thiết thực, giảm bớt phiền hà cho bà
con Việt kiều nói chung và cho các doanh nhân Việt
kiều nói riêng.
Cho dù có những đổi mới rất quan trọng cho các
nhà đầu tư, đặc biệt cho các nhà đầu tư nước ngoài,
trong đó có các nhà đầu tư Việt kiều nhưng sự phân
biệt quốc tịch của các nhà đầu tư, việc đặt ra ranh
giới “quốc tịch” tạo ra “khoảng cách” giữa các nhà
đầu tư chắc chắn kéo theo sự phân biệt về chính
sách, thái độ của Nhà nước đối với họ. Khoảng cách
này trong tương lai sẽ được thu hẹp dần, nhưng
trước mắt, chúng ta nên xóa hoàn toàn ranh giới
giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư Việt kiều
trong hoạt động đầu tư, coi nhà đầu tư Việt kiều là
nhà đầu tư Việt Nam (trong nước), kể cả việc trao
cho nhà đầu tư Việt kiều quyền được cấp đất (chứ
không chỉ thuê đất) để thực hiện các dự án đầu tư.
Xây dựng hệ thống thông tin đầu tư cho các nhà đầu
tư Việt kiều
Các địa phương trong nước cần xây dựng hệ
thống thông tin chung cho các tỉnh, thành phố, như là
cẩm nang về chính sách và các dự án kêu gọi đầu tư
hàng năm, được sắp xếp thuận tiện cho tìm kiếm từ
địa phương, lĩnh vực, mức vốn, ưu đãi... Quan trọng
hơn, để cẩm nang thu hút sự quan tâm của DN Việt
kiều chính là sự phong phú, đầy đủ của thông tin và
phương thức hỗ trợ. Tránh tình trạng các dự án tốt,
khả thi đều được “phân phối nội bộ”, số còn lại mới
công khai kêu gọi đầu tư. Cần tổ chức đấu thầu công
khai hàng năm các dự án thu hút đầu tư nhằm khẳng
định tính minh bạch, bình đẳng cho mọi DN. Ngoài
ra, cũng nên thành lập các trung tâm hỗ trợ, tư vấn
cho DN của kiều bào về thông tin, luật pháp. Chỉ khi
nào tạo được niềm tin của DN, thì cẩm nang đầu tư
mới có sức sống và giúp ích thiết thực cho DN.
Như vậy, để hội nhập thế giới thành công, Nhà
nước cần hoàn thiện hơn nữa luật pháp, đặc biệt
pháp luật về đầu tư, từ đó tạo môi trường đầu tư
thông thoáng, tăng sức thu hút bà con Việt kiều về
nước làm ăn.
Tài liệu tham khảo:
1. CIEM (2005), Báo cáo tình hình đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài;
2. CIEM (2008), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư
trong nước 1998;
3. Luật Doanh nghiệp (2005);
4. Luật Doanh nghiệp (2014);
5. Luật Đầu tư (2005).
nhà đầu tư nước ngoài (dù nhà đầu tư nước ngoài
chỉ chiếm 1% vốn điều lệ) đều phải xin cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư. Hiện nay, theo Luật
Đầu tư 2014 quy định đối với các dự án nhà đầu tư
nước ngoài hoặc DN có vốn đầu tư nước ngoài góp
vốn từ 51% vốn điều lệ trở lên mới phải xin Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà
đầu tư nước ngoài. Đối với các dự án có vốn FDI
còn lại (có nhà đầu tư nước ngoài hoặc DN vốn đầu
tư nước ngoài nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ) thì sẽ
được đối xử như dự án đầu tư trong nước và không
cần phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây
thực sự là một bước mở rất lớn của Luật Đầu tư
2014 nhằm góp phần thu hút, khuyến khích đầu tư
đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
v) Quy định về tư cách của nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài hiện nay được xác định
theo tiêu chí chính là quốc tịch, ai không có quốc tịch
Việt Nam thì đó là nhà đầu tư nước ngoài. Luật chia
nhà đầu tư nước ngoài thành ba nhóm: Nhóm một:
Nhà đầu tư có quốc tịch nước ngoài; Nhóm 2: DN
Việt Nam có từ 51% vốn nước ngoài trở lên; nhóm 3:
DN Việt Nam có dưới 51% vốn nước ngoài. Nhóm 1
và nhóm 2 bị áp dụng các điều kiện như nhà đầu tư
nước ngoài (từ ngành nghề đầu tư đến thủ tục đầu
tư, chính sách đầu tư…). Còn đối với nhóm 3 được
áp dụng các thủ tục và điều kiện như DN trong nước.
(vi) Quy định rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư
Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, thời hạn
cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án
đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư là 5
ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết
định chủ trương đầu tư; còn đối với các dự án khác
là 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép
nhận đủ hồ sơ. Với điều 40, thời hạn cấp giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh là 10 ngày làm việc
kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Có thể
nói, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
đã được Luật Đầu tư 2014 rút ngắn đáng kể so với
Luật Đầu tư 2005. Đây cũng là quy định góp phần
cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư,
đặc biệt là đầu tư nước ngoài, phù hợp với thông lệ
quốc tế và quốc gia của các nhà đầu tư nước ngoài
Nếu như năm 1991 mới chỉ có 35 triệu USD
kiều hối về Việt Nam, thì tới năm 2014 con số
này đã đạt mức kỷ lục 12 tỷ USD, đưa tổng số
kiều hối về Việt Nam đạt hơn 92 tỷ USD tính từ
1991 đến 2014, trở thành nguồn vốn lớn thứ
hai sau nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.