Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 52

54
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Quản lý thuế đối với thương mại điện tử
Về chính sách thuế
Thương mại điện tử về bản chất cũng là các
giao dịch kinh tế được thực hiện thông qua các
phương tiện số. Với bất kỳ giao dịch nào, nội
dung chính trong kinh doanh thương mại điện
tử vẫn là hàng hóa và dịch vụ… Do đó, cũng như
nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam chưa có
một chính sách riêng cho lĩnh vực này. Đối với các
mô hình hoạt động kinh doanh thương mại điện
tử xuyên quốc gia có phát sinh thu nhập tại Việt
Nam, thực hiện nộp thuế nhà thầu theo quy định
tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014
của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ
thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài
kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát
sinh tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần quy định cụ thể
hơn về cơ sở thường trú; phân định rõ hàng hoá
dịch vụ, tài sản vô hình chuyển giao; thời điểm,
phương pháp xác định thu nhập chịu thuế; trách
nhiệm nộp thay thuế nhà thầu nước ngoài của DN
Việt Nam…
Về quản lý thuế
Để quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử, năm 2012, Tổng cục Thuế đã thành lập bộ
phận nghiên cứu nghiệp vụ quản lý thuế đối với các
hoạt động phát sinh trong lĩnh vực này; đã tích cực
phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên
quan khác rà soát, lập danh sách người nộp thuế
đưa vào diện quản lý; hỗ trợ người nộp thuế thực
hiện tuân thủ chính sách pháp luật về thuế; thực
hiện thanh tra, kiểm tra những đối tượng có rủi ro
cao về thuế; xử phạt nghiêm minh đối với những
đối tượng không tuân thủ nghĩa vụ thuế. Những
thành tựu đạt được cụ thể gồm:
- Đối với mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ
quảng cáo trên mạng, tiêu biểu là Google, Facebook,
thông qua các đối tác/đại lý quảng cáo của các Công ty
này hoặc các DN liên hệ trực tiếp với Công ty này tại
Việt Nam, cơ quan thuế đã hướng dẫn các đại lý, đối
tác trong nước thực hiện kê khai nộp thuế nhà thầu
theo đúng quy định của pháp luật thuế.
- Đối với mô hình hoạt động kinh doanh cung
cấp dịch vụ kết nối vận chuyển ví dụ như của Uber,
Grap… hiện nay ngành Thuế cũng đã phối hợp với
Bộ Giao thông và Vận tải và các bộ, ngành liên quan
hướng dẫn các bên tham gia chuỗi cung ứng dịch
vụ thực hiện đăng ký, kê khai nộp thuế, đồng thời,
nghiên cứu xây dựng biện pháp quản lý thu phù
hợp với đặc điểm kinh doanh của hoạt động này.
hiện. Hơn nữa, đối với các DN xuyên biên giới thì
việc xác định đúng doanh thu, lợi nhuận tại quốc
gia tạo ra giá trị cũng rất khó.
Thứ hai,
các mô hình kinh doanh mới như: Mô
hình kinh doanh đa bên, đặc biệt là các mô hình
kinh doanh thanh toán thông qua các giao dịch trực
tuyến, tạo nên xu hướng kinh doanh không phụ
thuộc giữa người bán, người mua. Chủ thể kinh
doanh dường như cũng bị xóa nhòa qua những
hoạt động tổ chức bán hàng như: Các chương trình
thúc đẩy kinh doanh và các hình thức thanh toán.
Các hình thức thanh toán này theo đó sẽ được
chuyển chủ thể đối tượng thanh toán thành đối
tượng thu hộ, chi hộ và hưởng trực tiếp các khoản
phí dịch vụ cung cấp, tạo khó khăn cho cơ quan
thuế quản lý các giao dịch và cơ chế thu đối với
những đối tượng này.
Thứ ba,
Việt Nam hiện đang triển khai áp dụng
kết hợp cả nguyên tắc đánh thuế tại nơi cư trú và nơi
phát sinh thu nhập, theo đó DN cư trú tại Việt Nam
thực hiện kê khai, nộp thuế đối với thu nhập thu
được trên toàn cầu; DN nước ngoài có phát sinh thu
nhập tại Việt Nam thì thực hiện kê khai, nộp thuế
đối với khoản thu nhập đó. Tuy nhiên, đặc trưng
của thương mại điện tử là việc kinh doanh, giao kết
hợp đồng, cung cấp hàng hoá, dịch vụ trong nhiều
trường hợp được diễn ra tự động không phụ thuộc
vào biên giới, lãnh thổ; do đó, việc xác định nguồn
phát sinh thu nhập để phân định quyến đánh thuế
đang là vấn đề mà các quốc gia, trong đó có Việt
nam phải đối mặt.
Thứ tư,
nền kinh tế số đang tạo ra những thách
thức đối với hệ thống thuế giá trị gia tăng, đặc biệt
còn đối với trường hợp những người tiêu dùng
cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ và các tài sản vô
hình từ những nhà cung cấp ở nước ngoài. Điều
này một phần do không có một khung thuế quốc
tế hữu hiệu để đảm bảo việc thu thuế giá trị gia
tăng tại quốc gia tiêu dùng. Trên một quan điểm
quản lý nhà nước, nguy cơ thất thu và việc bóp
méo thương mại cũng như thách thức từ việc quản
lý nghĩa vụ thuế do khối lượng lớn các giao dịch
có giá trị thấp tạo ra. Điều này có thể gây ra gánh
nặng lớn về hành chính mà còn tác động tiêu cực
đến số thuế thu được.
Mục tiêu phát triển thương mại điện tử đặt
ra cho giai đoạn 2016-2020 là có 30% dân số
tham gia mua sắm trực tuyến, giá trị mua hàng
trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm,
tương đương với hơn 10 tỷ USD.
1...,42,43,44,45,46,47,48,49,50,51 53,54,55,56,57,58,59,60,61,...62
Powered by FlippingBook