56
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
hiện đại ở trong nước. Đây cũng là một nhân tố thúc
đẩy DN trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao
chất lượng và sức cạnh tranh; lao động trong nước
có thêm cơ hội được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
tay nghề, tiếp thu công nghệ tiên tiến, rèn luyện tác
phong công nghiệp.
Đầu tư về nước - xu hướng kinh doanh mới
của người Việt Nam ở nước ngoài
Vào thời điểm hiện nay, nhiều cơ hội đầu tư, kinh
doanh ở Việt Nam cho các doanh nhân Việt kiều
cũng đã được mở rộng ra so với trước. Hiện nay, TP.
Hồ Chí Minh có trên 2.500 DN có vốn đầu tư của
Việt kiều được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN,
với tổng vốn điều lệ hơn 35.000 tỷ đồng; 122 dự án
đầu tư nước ngoài có vốn kiều bào với tổng vốn đầu
tư trên 260 triệu USD. Nhiều Việt kiều cũng tham gia
làm cổ đông lớn của các ngân hàng Techcombank,
VIBank, Công ty Eurowindow, Tập đoàn Masan...
Các dự án đầu tư tập trung vào những lĩnh vực bất
động sản, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch, công
nghệ phần mềm, dịch vụ dầu khí, sản xuất điện, nuôi
trồng, chế biến, xuất khẩu thủy hải sản…
Vai trò cầu nối của Việt kiều trong hợp tác quốc
tế cũng được phát huy, góp phần chuyển giao công
nghệ, đầu tư phát triển ở các ngành hóa, vi sinh, in,
quang dẫn, công nghệ thông tin. Nhiều DN nước
ngoài ở thành phố do kiều bào trực tiếp hoặc gián
tiếp làm cầu nối, dẫn dắt đầu tư về Việt Nam như các
Tập đoàn Intel (ông Thân Trọng Phúc, Việt kiều Mỹ),
Robert Bosch (ông Võ Quang Huệ, Việt kiều Đức),
Fujitsu (ông Nguyễn Trí Dũng, Việt kiều Nhật Bản).
Riêng tại Khu công nghệ cao thành phố, hiện có 9 nhà
đầu tư Việt kiều với tổng vốn đầu tư 113,3 triệu USD.
Tuy nhiên, lượng kiều hối chuyển về nước đạt 12 tỷ
Thực trạng kiều hối đổ về Việt Nam
Việt Nam hiện có khoảng 4 triệu kiều bào đang
sinh sống, học tập và lao động tại trên 100 nước,
vùng lãnh thổ trên thế giới và nằm trong số 10 nước
nhận kiều hối hàng đầu thế giới theo xếp hạng của
Ngân hàng Thế giới năm 2014. Theo Ủy ban về
Người Việt Nam ở nước ngoài, nếu như năm 1991
mới chỉ có 35 triệu USD kiều hối đổ về Việt Nam,
thì tới năm 2014 con số này đã đạt mức kỷ lục 12 tỷ
USD, đưa tổng số kiều hối về Việt Nam đạt hơn 92
tỷ USD tính từ 1991 đến 2014, trở thành nguồn vốn
lớn thứ hai sau nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI), thậm chí còn cao hơn cả vốn ODA đã
giải ngân. Trong số đó có 20 tỷ USD của các doanh
nhân Việt kiều đầu tư vào hơn 2000 dự án tại 51/63
tỉnh, thành phố trên cả nước.
Năm 2015, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút từ 13
- 14 tỷ USD kiều hối. Trong đó, Mỹ là quốc gia có
lượng kiều hối về Việt Nam nhiều nhất, chiếm hơn
50% kiều hối chính thức của cả nước, tiếp theo là Úc,
Canada, Đức, Campuchia và Pháp. Chính sách mới
về kiều hối, như không hạn chế số lượng kiều hối, cho
phép nhận và trả bằng ngoại tệ, không phải nộp thuế
thu nhập cá nhân, dịch vụ ngân hàng thuận lợi… đã
thu hút dòng vốn này về nước ngày càng nhiều hơn.
Qua các dự án đầu tư của Việt kiều tại Việt Nam,
nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai,
tài nguyên được sử dụng và phát huy có hiệu quả.
Sự đóng góp của các doanh nhân Việt kiều đã góp
phần mở rộng thị trường, thúc đẩy các hoạt động
dịch vụ, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp (DN)
trong nước xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với thị
trường thế giới; góp phần tiến đến chuyển giao
phương pháp quản lý và phương thức kinh doanh
ĐỂ THUHÚT NHIỀUHƠNVỐNĐẦUTƯ CỦAVIỆT KIỀU
PGS.,TS. NGUYỄN ĐÌNH TÀI
- Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội và Quản lý doanh nghiệp
Có thể khẳng định, lực lượng doanh nhân Việt kiều có tiềm lực kinh tế rất lớn và đang có xu
hướng chuyển nguồn vốn đầu tư về Việt Nam ngày càng nhiều nhờ các chính sách kêu gọi
đầu tư hấp dẫn của Chính phủ Việt Nam. Đây là một nguồn vốn quan trọng cho phát triển
kinh tế đất nước, tiềm năng chưa thực sự được “đánh thức”.