TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
55
phân loại người nộp thuế theo các nhóm điển hình
để có các biện pháp quản lý thuế phù hợp; xây dựng,
ban hành quy trình quản lý thanh tra, kiểm tra đối
với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Bốn là
, xây dựng cơ sở dữ liệu riêng để quản lý
các DN kinh doanh thương mại điện tử bao gồm
các thông tin: Thông tin định danh (tên, địa chỉ
công ty, địa chỉ website, ngành nghề kinh doanh,
số giấy phép đăng ký hoạt động sàn giao dịch
thương mại điện tử...), thông tin về tình hình
thực hiện nghĩa vụ thuế; thông tin về tình hình tài
chính. Ngoài ra, cần nghiên cứu, phát triển công
cụ tìm kiếm internet phục vụ quản lý thuế theo
thông lệ quản lý của các nước phát triển (ví dụ
như: Đức, Hà Lan, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc…
đều sử dụng công nghệ tìm kiếm thông minh trên
các trang web có hoạt động thương mại điện tử để
xác định hoạt động thương mại điện tử chưa được
kê khai thuế; ghi chép các kết quả làm bằng chứng
để sử dụng trong quá trình tính thuế và thanh tra,
kiểm tra).
Năm là
, tăng cường phối hợp với cơ quan quản lý
nhà nước có liên quan như: Bộ Thông tin và Truyền
thông, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà
nước. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức tín dụng,
ngân hàng thương mại; các công ty viễn thông, các
công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng… để trao đổi,
thu thập, nắm bắt thông tin của các đơn vị có hoạt
động kinh doanh thương mại điện tử. Cùng với đó,
cần kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký tên miền, thuê
máy chủ, thuê đường truyền dẫn, thanh toán tiền
cung ứng dịch vụ theo phương thức thanh toán trực
tuyến linh hoạt, như ví điện tử, thẻ visa, qua dịch vụ
trung gian và thanh toán qua ngân hàng…
Sáu là
, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
chính sách pháp luật thuế, nâng cao chất lượng dịch
vụ hỗ trợ người nộp thuế. Thực hiện công tác đào
tạo chuyên sâu các kiến thức về thương mại điện tử
và công nghệ thông tin; kỹ năng khai thác dữ liệu
điện tử cho đội ngũ cán bộ công chức thuế, để đáp
ứng yêu cầu quản lý thuế cũng như công tác thanh
tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh thương mại
điện tử.
Bảy là
, tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin
với cơ quan thuế các quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký
kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam
để xác định nghĩa vụ thuế, ngăn ngừa hành vi gian
lận, trốn thuế. Tạo cơ chế thỏa thuận phân bổ số
thuế phải nộp đối với một số giao dịch phức tạp,
khó xác định như các giao dịch giữa DN và cá nhân
tiêu dùng.
- Đối với một số cá nhân phát sinh thu nhập có
được trên các chợ ứng dụng của Apple và Google thì
ngành Thuế đã chỉ đạo Cục thuế địa phương phối
hợp với các đơn vị liên quan phân loại thu nhập và
quản lý thu thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Định hướng quản lý thuế đối với thương mại
điện tử trong thời gian tới
Một là
, về chính sách thuế: Cơ quan thuế tiếp
tục nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Bộ Tài chính
nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật
thuế phù hợp với đặc điểm của hoạt động thương
mại điện tử, cụ thể:
- Quy định chi tiết loại sản phẩm trong giao dịch
thương mại điện tử nhằm hoàn thiện chính sách
thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân;
- Quy định chi tiết về cơ sở thường trú và cá nhân
cư trú đối với các trường hợp thực hiện giao dịch
thương mại điện tử làm cơ sở xác định nghĩa vụ
thuế phù hợp với các thông lệ quốc tế.
- Hoàn thiện quy định về thuế nhà thầu, nghiên
cứu bổ sung quy định về ngưỡng đăng ký thuế giá
trị gia tăng đối với các DN không cư trú; nghiên cứu
đề xuất biện pháp đánh thuế bằng việc khấu trừ tại
nguồn đối với các dịch vụ và sản phẩm số thông qua
các tổ chức tài chính, ngân hàng.
- Hoàn thiện chính sách về quản lý thuế theo
hướng bổ sung quyền điều tra cho cơ quan thuế.
Cụ thể là cần ban hành thông tư của Bộ Tài chính
hướng dẫn chi tiết thực hiện chính sách và quản
lý thuế áp dụng đặc thù đối với kinh doanh
thương mại điện tử, trò chơi điện tử, quảng cáo
hàng hóa dịch vụ trực tuyến. Trong đó, xác định
trách nhiệm, nghĩa vụ thuế, cách kê khai tính
thuế, khấu trừ thuế tại nguồn, nộp tiền thuế vào
ngân sách nhà nước đối với từng đối tượng cụ
thể: DN nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt
Nam, không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cá nhân người nước ngoài cư trú tại Việt Nam,
không cư trú tại Việt Nam. Doanh nghiệp thành
lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; Cá
nhân người Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực
thương mại điện tử.
Hai là
, thành lập bộ máy chuyên trách quản lý
thuế đối với lĩnh vực thương mại điện tử trên cơ
sở tham khảo mô hình tổ quản lý của một số quốc
gia như Nhật Bản, Hàn Quốc; đẩy mạnh đào tạo
nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ công chức
chuyên trách.
Ba là
, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
đối với hoạt động thương mại điện tử, tổng hợp các
hành vi trốn/tránh thuế phổ biến của người nộp thuế,