60
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
trình GSM102…). Tuy nhiên, các
sản phẩm còn chung chung, thiếu
sự chuyên biệt cho từng nhóm, đối
tượng khách hàng nên chưa đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.
-
Về mặt vận hành tài trợ thương mại:
Hiện nay, theo xu thế chung của các
ngân hàng quốc tế, hầu hết các ngân
hàngViệt Namđều tổ chức hoạt động
tài trợ quốc tế theo mô hình tập trung
để tạo sự chuyên nghiệp, nâng cao
chất lượng dịch vụ tới khách hàng và
kiểm soát chéo giữa trung tâm và các
chi nhánh như: Vietinbank có Trung
tâm xử lý nghiệp vụ tài trợ quốc tế
và tài trợ thương mại thuộc Sở Giao
dịch; Vietcombank có Trung tâm tài trợ thương mại;
MBBank có Trung tâm thanh toán đặt tại Hội sở
chính… Tuy nhiên, quá trình triển khai theo mô hình
trung tâm này còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế về:
Chất lượng tư vấn khách hàng, thời gian xử lý hồ sơ,
quá trình luân chuyển hồ sơ giữa chi nhánh và trung
tâm… gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch
vụ và thời gian xử lý.
Giải pháp để ngân hàng thương mại thúc đẩy
kinh doanh tài trợ thương mại
Để đẩy mạnh kinh doanh tài trợ thương mại, tạo
sự khác biệt và định vị là ngân hàng kinh doanh tài
trợ thương mại hàng đầu, NHTM cần thúc đẩy tất
cả các khâu trong chuỗi kinh doanh tài trợ thương
mại, từ khâu phát triển sản phẩm – bán hàng – thẩm
định – quản trị rủi ro đến khâu vận hành. Nói cách
khác, ngân hàng phải triển khai một đội ngũ chuyên
gia tài trợ thương mại cung cấp các sản phẩm tài trợ
thương mại chuyên biệt phù hợp với từng nhóm đối
tượng khách hàng. Giải pháp cụ thể bao gồm:
Một là
, xây dựng năng lực tài trợ thương mại
tỷ trọng lớn trong tổng thu từ phí dịch vụ của ngân
hàng, thường dao động từ 20 – 30%. Riêng đối với
Eximbank, tỷ trọng này lên tới 67%.
Nhìn chung, hoạt động tài trợ thương mại của
các NHTM Việt Nam gần đây, bước đầu thu được
những thành tựu nhất định về doanh số, doanh thu
tài trợ thương mại và hỗ trợ tích cực cho các DN
trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Bên những thành tựu, hoạt động tài trợ thương
mại của các ngân hàng Việt Nam còn tồn tại một số
vấn đề sau:
- Về mô hình kinh doanh tài trợ thương mại:
Hầu
hết các ngân hàng đều chưa xây dựng mô hình kinh
doanh chuyên biệt hoặc mới bắt đầu xây dựng và
đang dần hoàn thiện như Ngân hàng Quân đội
(MBBank) có Phòng tài trợ thương mại thuộc Khối
DN vừa và nhỏ; tách biệt với trung tâm thanh toán
với chức năng quản lý, thúc đẩy hoạt động bán
hàng tài trợ thương mại. Do chưa có mô hình quản
lý chuyên biệt nên hoạt động tài trợ thương mại,
đặc biệt là mảng tài trợ xuất nhập khẩu có những
đặc thù riêng, độ phức tạp cao nhưng lại quản lý
kinh doanh về phát triển sản phẩm, tổ chức khâu
bán hàng, thẩm định tài trợ thương mại… chung
với các sản phẩm cho vay khác nên khó tránh khỏi
những hạn chế.
- Về sản phẩm tài trợ thương mại:
Các NHTM
Việt Nam cũng có gần như đầy đủ các sản phẩm
tài trợ thương mại cơ bản như của các NHTM trên
thế giới, bao gồm: (1) Các dịch vụ tài trợ quốc tế
như chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng; (2) Tài trợ
xuất khẩu như: Tài trợ trước giao hàng (Cho vay
dựa trên khoản phải thu từ Bộ chứng từ theo các
phương thức thanh toán…); Tài trợ sau giao hàng
(Chiết khấu, bao thanh toán…); (3) Tài trợ nhập
khẩu (Tài trợ thư tín dụng nhập khẩu theo chương
BẢNG 1: CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI CƠ BẢN CỦA CÁC NHTM
Nguồn: Tác giả tổng hợp
HÌNH 1: TỔNG PHÍ TÀI TRỢ QUỐC TẾ VÀ TỔNG PHÍ DỊCH VỤ
CỦA MỘT SỐ NHTM NĂM 2014 (Tỷ ĐỒNG)
Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 của các NHTM