TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
57
thế Luật Đầu tư 2005 quy định về hoạt động của
nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như quy
định về việc đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước
ngoài. Luật mới đã thể hiện nhiều điểm thay đổi nổi
bật so với quy định của Luật Đầu tư 2005. Đó là:
i) Bãi bỏ quy định cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư cho nhà đầu tư trong nước
Theo Luật Đầu tư 2014 thì dự án của nhà đầu tư
trong nước sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó nhà đầu tư chỉ
cần hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký DN
là được và đủ.
ii) Quy định về cấp Giấy chứng nhận đăng ký
DN cho dự án đầu tư có vốn nước ngoài
Luật Đầu tư 2005 có một trở ngại đối với nhà
đầu tư là sự xung đột quy định giữa Luật này và
Luật DN 2005. Theo quy định của Luật Đầu tư 2005
và Luật DN 2005 trong trường hợp thực hiện dự án
đầu tư gắn với việc thành lập DN, Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư bao gồm cả nội dung đăng ký kinh
doanh và đăng ký DN. Khi đó, Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư cũng đồng thời là Giấy chứng nhận
đăng ký DN. Luật Đầu tư 2014 đã tách bạch giữa nội
dung đăng ký dự án đầu tư là cấp theo Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư. Sau khi được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư, DN sẽ đăng ký kinh doanh
(đăng ký để nhận Giấy chứng nhận đăng ký DN)
theo quy định của Luật DN 2014.
iii) Quy định về ngành nghề cấm đầu tư kinh
doanh, đầu tư kinh doanh có điều kiện
Quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2014 đã vạch rõ
giới hạn của các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh,
thay vì cấm không rõ ràng chung chung trước đây
tại Điều 30 Luật Đầu tư 2005. Liên quan đến ngành
nghề kinh doanh có điều kiện, Luật Đầu tư 2014 đã
dành riêng Phụ lục 04 để liệt kê 267 ngành nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện. Đây là quy định
giúp nhà đầu tư tìm hiểu luôn được các ngành nghề
kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam thay vì trước
đây họ phải đi tìm hiểu các văn bản chuyên ngành
khác khi có nhu cầu tìm hiểu các quy định về pháp
luật đầu tư tại Việt Nam. Hơn vậy, Luật này góp
phần đưa ra quy định rõ ràng về lĩnh vực đầu tư
có điều kiện tại Việt Nam, tránh các cách hiểu khác
nhau của người thi hành, áp dụng luật. Từ đó, Luật
góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh thông
thoáng nhằm thu hút tối đa nhu cầu đầu tư của nhà
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
iv) Thu hẹp phạm vi áp dụng cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Luật Đầu tư 2005 trước đây, tất cả các dự
án có vốn nước ngoài không phụ thuộc tỷ lệ vốn của
USD trong năm 2014 thực tế vẫn quá nhỏ bé so với
tổng thu nhập của hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở
khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, đóng góp của kiều
bào ở các lĩnh vực khoa học, công nghệ vẫn còn khá ít.
Những tồn tại, vướng mắc
Bên cạnh những chính sách tổng thể ngày càng
thông thoáng, cởi mở, theo đánh giá của nhiều Việt
kiều, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cản trở lượng vốn
đầu tư về nước của kiều bào, cũng như chưa tạo
được sợi dây liên kết giữa DN trong nước với DN
của kiều bào. Đó là:
- Vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử của một số cơ
quan công quyền đối với Việt kiều, gây mất niềm
tin đối với họ.
- Cộng đồng kiều bào chưa được cung cấp thông
tin đầy đủ về tình hình đầu tư, thị trường, các ngành
nghề trọng điểm cần vốn đầu tư cũng như các chính
sách ưu đãi để có thể yên tâm trở về Việt Nam kinh
doanh và đầu tư.
- Thiếu cẩm nang giới thiệu, hướng dẫn đầu tư
về nước.
- Trong thực tế triển khai đầu tư tại Việt Nam
những năm gần đây, các chính sách thu hút đầu tư
thông thoáng đã giảm bớt nhiều thủ tục phiền hà.
Tuy nhiên, khi vận dụng chính sách vào thực tiễn,
vẫn có vướng mắc trong việc ra quyết định, hay thời
gian chờ đợi quá lâu, phải thông qua nhiều môi giới,
trung gian... Những hạn chế này khiến một số kiều
bào e ngại khi đầu tư về nước. Để tránh phiền hà,
nhiều doanh nhân kiều bào đã lựa chọn phương
thức mua lại các dự án, các công ty, hoặc chuyển
sang hình thức đầu cơ tại Việt Nam.
- Những khó khăn của doanh nhân Việt Nam ở
nước ngoài khi đầu tư vào trong nước chủ yếu liên
quan đến chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, thủ tục
hành chính… Chính vì gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
trong vấn đề thủ tục hành chính, nên có nhiều công
nghệ tốt các trí thức, doanh nhân Việt kiều đưa về
Việt Nam chưa được lắng nghe, áp dụng.
Mặc dù tiềm năng lớn, tuy nhiên những vướng
mắc tại nhiều địa phương đang cản trở nguồn đầu tư
của các doanh nhân Việt kiều. Có một số địa phương
coi đầu tư của các Việt kiều hoàn toàn như đầu tư của
nước ngoài, áp dụng các chính sách đầu tư, không
đúng với đường lối chủ trương, chính sách về đầu tư
của kiều bào ở nước ngoài về Việt Nam.
Cần tới những quyết sách mạnh mẽ hơn
Triển khai thực hiện đưa Luật Đầu tư 2014 vào cuộc sống
Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ 01/07/2015 thay