TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 83

84
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
BHPNT cần hướng tới đó là nhóm những người có
trình độ cao (từ cao đẳng trở lên). Ngoài ra, cũng cần
thiết kế các sản phẩm, đơn giản, dễ hiểu để cung cấp
đến nhóm người dân có trình độ dưới cao đẳng vì
nhóm này tương đối đông, nhưng do trình độ dân trí
chưa cao nên mức độ am hiểu về BHPNT chưa nhiều.
Nếu cứ sử dụng các sản phẩm đang có sẽ không tạo
sự khác biệt và cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo
hiểm khác, do vậy, cần có các sản phẩm đặc thù cho
nhóm đối tượng này.
Thứ năm,
tăng cường quản trị rủi ro và nâng cao
chất lượng bồi thường. Để thực hiện quản trị rủi ro các
công ty bảo hiểm cần xây dựng một mô hình quản trị
rủi ro với 3 lớp phòng vệ:
- Lớp phòng vệ thứ nhất: Áp dụng đối với tất cả
các đơn vị, khối, phòng, ban. Đây là các đơn vị trực
tiếp thực hiện các nghiệp vụ, qua đó sẽ ngăn ngừa,
phát hiện và kiểm soát rủi ro. Lớp phòng vệ này
được điều hành trực tiếp bởi ban giám đốc. Trong
lớp phòng vệ này cán bộ nhân viên của các công ty
bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng, vì họ chính là
những người sẽ phân tích và đánh giá quy trình rủi
ro. Muốn làm được điều này, đòi hỏi các nhân viên
phải có đủ kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm với
công việc, có như vậy việc phát hiện và ngăn ngừa
rủi ro mới được thực hiện kịp thời.
- Lớp phòng vệ thứ hai: Được thực hiện bởi khối
quản trị rủi ro. Khối quản trị rủi ro sẽ có trách nhiệm
giám sát mọi rủi ro trên toàn hệ thống. Lớp phòng
vệ thứ hai này nhằm mục tiêu hỗ trợ lớp phòng vệ
thứ nhất để xây dựng và nâng cao năng lực quản lý
rủi ro. Lớp phòng vệ này được điều hành trực tiếp
bởi hội đồng quản trị. Trong lớp phòng vệ này, khối
quản trị rủi ro sẽ phải có ý kiến vào các quy trình
nhằm đảm bảo xây dựng được một quy trình đánh
giá rủi ro thực tế, chứ không chỉ xây dựng cho có
nhằm đối phó kiểm tra.
- Lớp phòng vệ thứ ba: Được thực hiện bởi bộ phận
kiểm toán nội bộ. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm kiểm
tra và soát xét mọi hoạt động bao gồm cả hoạt động
kinh doanh bảo hiểm gốc, hoạt động đầu tư và tái bảo
hiểm. Lớp phòng vệ này được thực hiện một cách độc
lập bởi ban kiểm soát.
Trong 3 lớp phòng vệ trên thì lớp phòng vệ thứ
nhất là quan trọng nhất, bởi rủi ro càng phát hiện
sớm và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời thì sẽ càng
giảm thiểu được tổn thất.
Bên cạnh công tác kiểm soát và quản trị rủi ro
thì công tác bồi thường cũng hết sức quan trọng.
Trong giai đoạn tới, các công ty bảo hiểm cần chú
trọng hơn nữa vào công tác bồi thường nhằm giảm
tỷ lệ bồi thường mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch
vụ bảo hiểm cung ứng. Để thực hiện tốt công tác
bồi thường các công ty bảo hiểm cần kết hợp với
hệ thống bảo lãnh và tư vấn. Bên cạnh đó, các công
ty bảo hiểm cũng cần áp dụng các chế tài đối với
các trường hợp vi phạm quy trình, giải quyết bồi
thường chậm do nguyên nhân chủ quan. Mặt khác,
các công ty bảo hiểm cần ứng dụng công nghệ thông
tin bằng cách thực hiện bồi thường trực tuyến, giám
sát giám định thông qua phần mềm giúp cho công
việc bồi thường được thực hiện nhanh chóng, giảm
thiểu được tình trạng trục lợi. Ngoài ra, các công
ty bảo hiểm cũng cần xây dựng các tiêu chuẩn chất
lượng về giám định bồi thường và thường xuyên
tiến hành công tác kiểm tra giám định bồi thường
tại các chi nhánh. Đặc biệt, cần tăng cường đào tạo
cho các cán bộ bồi thường tại các trụ sở chính, luôn
theo sát các cơ quan giám định độc lập để công tác
giám định, giải quyết luôn kịp thời, đảm bảo chất
lượng bồi thường được nhanh chóng nhất.
Để phát triển bền vững, hiệu quả và giữ vững thị
phần hiện tại của mình, các công ty bảo hiểm cần
phải hoạch định cho mình chiến lược kinh doanh
cụ thể và rõ ràng. Đồng thời, cần chỉnh đốn, cải
thiện các điểm yếu và phát huy các điểm mạnh mở
rộng các phân khúc thị trường tiềm năng để khai
thác và đón đầu các cơ hội của thị trường nhằm
phục vụ và đáp ứng nhu cầu thị trường. Các công
ty bảo hiểm thuộc ngân hàng cần thực hiện đồng
bộ các giải pháp nhằm củng cố, hoàn thiện và phát
triển dịch vụ BHPNT trong thời gian tới, đáp ứng
nhu cầu BHPNT tốt nhất với lợi nhuận cao nhất
trong tương lai.
Tài liệu tham khảo:
1. Báocáothườngniêncủacáccôngtybảohiểmthuộcngânhàng2014,2015,2016;
2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016;
3. Niên giám thị trường bảo hiểmViệt Nam2012-2016;
4. Quốc hội (2010), Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm2010, Hà Nội.
hình 2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng dự phòng
nghiệp vụ giai đoạn 2012 - 2016 (tỷ đồng)
Nguồn: Thống kê niên giám bảo hiểm năm 2016 (Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính)
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86,87,88,89,90,91,92,93,...123
Powered by FlippingBook