8
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Cơ hội lớn...
Với quy mô GDP năm 2014 đạt khoảng trên 2.500
tỷ USD, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế
giới. Với trên 612 triệu người, dân số ASEAN chỉ
đứng thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn
Độ… Bên cạnh đó, ASEAN hiện là khu vực xuất
khẩu lớn thứ tư trong cơ cấu thương mại toàn cầu,
chỉ sau EU, khu vực Bắc Mỹ và Trung Quốc - Hồng
Kông. Thương mại nội vùng giữa các nước ASEAN
hiện nay chiếm khoảng 25% tổng thương mại của
khối, con số này tăng mạnh khi AEC hình thành và
nó sẽ được nhân lên khi ASEAN+6 ra đời. Hai yếu
tố này sẽ biến cả khu vực ASEAN thành một thị
trường siêu lớn với GDP đạt khoảng trên 21.000 tỷ
USD/năm và chiếm khoảng 30% tổng thương mại
toàn cầu. ASEAN cũng đang đứng thứ bảy thế giới
về mức thu hút đầu tư các công ty lớn trên toàn cầu,
với 227 công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD/năm
hoạt động ở khu vực và tỷ lệ 38% các vụ IPO của
toàn châu Á...
Tiềm năng và cơ hội phát triển kinh tế của khu
vực ASEAN đã được lãnh đạo các quốc gia trong
khu vực cũng như các nước trên thế giới đánh giá
cao và việc hình thành một cộng đồng kinh tế khu
vực đã được đặt ra từ lâu.
Trong Chiến lược phát triển ASEAN đến năm
2020 (ký cam kết năm 2003), lãnh đạo các quốc gia
thành viên xác định phát triển khu vực ASEAN dựa
trên ba trụ cột chính là Cộng đồng An ninh – Chính
trị ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN
(ASCC). Đến năm 2007, lãnh đạo các quốc gia trong
khu vực đã thống nhất thành lậpAEC vào năm 2015.
Mục tiêu của AEC là tạo dựng một thị trường và
cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành
viên ASEAN. AEC sẽ thúc đẩy tốc độ luân chuyển
hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề
trong khu vực được tự do và nhanh hơn; Phát triển
kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh
tế có năng lực cạnh tranh cao, hội nhập đầy đủ vào
nền kinh tế toàn cầu; Hàng rào thuế quan và phi
thuế quan sẽ từng bước bị xóa bỏ; Các nhà đầu tư
ASEAN sẽ được tự do đầu tư vào tất cả mọi lĩnh vực
trong khu vực; Chuyên gia và lao động có tay nghề
sẽ được luân chuyển tự do trong khu vực; Những
thủ tục hải quan và thương mại khi được tiêu chuẩn
hóa hài hòa và đơn giản góp phần làm giảm chi phí
giao dịch; Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất
mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp ưu tiên
tham gia hội nhập như: nông nghiệp, hàng không
(vận chuyển bằng đường hàng không), ô tô, điện
tử, ngư nghiệp, chăm sóc sức khỏe, cao su, dệt may
và thời trang, du lịch, ngành công nghiệp gỗ và các
dịch vụ logistics khác…
Các quy định khung của AEC được xây dựng
tập trung vào sự phát triển của các DN vừa và nhỏ
nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh bằng cách lợi
thế hóa phương pháp tiếp cận thông tin, tài chính,
kỹ năng, phát triển nguồn nhân lực và công nghệ.
Những quy định này sẽ lấp đầy khoảng cách giữa
các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy hội nhập
kinh tế của: Campuchia, Lào, Myanmar và Việt
Nam; Cho phép các nước thành viên cùng hướng tới
một mục tiêu chung và đảm bảo tất cả các quốc gia
này đều có được lợi ích công bằng trong quá trình
CƠHỘI VÀ THÁCHTHỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
KHITHAMGIA AEC
ThS. TRẦN THỊ THANH TÂM
Cơ hội tiếp cận thị trường trên 600 triệu dân đang mở rộng đối với Việt Nam khi Cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, thời cơ càng
lớn thì thách thức càng cao, Việt Nam sẽ phải làm gì để khẳng định vị thế trong thị trường
rộng lớn, đầy tiềm năng và thách thức này là vấn đề đang được dư luận quan tâm.