Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 11

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
13
tắc về xuất xứ; tự do lưu chuyển dòng vốn đầu tư
và lao động… Điều này cũng cho thấy, thỏa thuận
và tổ chức thực hiện CEPT/AFTA và ATIGA của các
nước ASEAN và Việt Nam thời gian qua chính là
bước chuẩn bị nền tảng quan trọng cho sự ra đời
của AEC.
Quá trình điều chỉnh chính sách thuế và hải quan
của Việt Nam theo cam kết với ASEAN
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế cũng như
khu vực ASEAN luôn là chính sách nhất quán của
Việt Nam những năm qua. Kể từ khi chính thức
ký thỏa thuận tham gia CEPT/AFTA, Việt Nam đã
nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết đã ký kế với các
nước ASEAN, trong đó có các cam kết về thuế và hải
quan. Cụ thể như sau:
Cắt giảm thuế quan
Trên cơ sở các thỏa thuận đã ký kết, hàng năm
Bộ Tài chính đã ban hành thông tư quy định chi
tiết danh mục các mặt hàng thực hiện cắt giảm thuế
nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ ASEAN và
cắt giảm thuế xuất khẩu theo cam kết với các nước
ASEAN. Tính đến hết năm 2014, Việt Nam đã thực
hiện cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% cho gần 6.900
dòng thuế có xuất xứ ASEAN, chiếm khoảng 72%
trong tổng số 9.558 dòng thuế nhập khẩu. Đặc biệt,
ngày 14/11/2014, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư
số 165/2014/TT-BTC công bố Biểu thuế nhập khẩu
ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp
định ATIGA giai đoạn 2015 – 2018. Theo đó, từ ngày
1/1/2015, Việt Nam đã cắt giảm thêm 1.720 dòng
thuế từ thuế suất hiện hành 5% xuống 0% theo cam
kết ATIGA. Như vậy, chỉ còn khoảng 7% dòng thuế,
tương đương 687 mặt hàng được xem là nhạy cảm
theo thỏa thuận với ASEAN chưa cắt giảm ngay về
0% trong năm 2015 mà thực hiện dần đến năm 2018
(gồm các mặt hàng nhạy cảm cần có lộ trình bảo hộ
dài hơn, chủ yếu như: Sắt thép, giấy, vải may mặc, ô
tô, linh kiện phụ tùng ô tô, máy móc thiết bị, nguyên
vật liệu xây dựng, đồ nội thất...) và 3% số dòng thuế
của biểu ATIGA được loại trừ khỏi cam kết xóa bỏ
thuế quan (bao gồm các mặt hàng nông nghiệp nhạy
cảm được phép duy trì thuế suất ở mức 5%: Gia cầm
sống, thịt gà, trứng gia cầm, quả có múi, thóc, gạo
lứt, thị chế biến, đường). Thông tư 165/2014/TT-BTC
cũng quy định cụ thể lộ trình cắt giảm thuế đối với
7% số mặt hàng nhạy cảm trong giai đoạn từ năm
2016 đến năm 2018. Qua đó, đã đảm bảo rằng, đến
năm 2018, ngoại trừ danh mục 3% dòng thuế trong
danh mục loại trừ, toàn bộ số dòng thuế còn lại được
thực hiện cắt giảm đúng cam kết ATIGA.
Hài hòa hóa mã hàng hóa
Để đảm bảo thuận lợi cho giao thương hàng hóa
và thực hiện thỏa thuận với ASEAN, Việt Nam đã có
nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
các quy định pháp luật về phân loại và xác định mã
hàng hóa. Bằng việc ban hành Thông tư số 49/2010/
TT-BTC ngày 12/4/2010 hướng dẫn việc phân loại,
áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, Bộ Tài chính đã tiến một bước dài trong việc
đưa các quy định về hải quan của Việt Nam gần hơn
với các thông lệ quốc tế và theo thỏa thuận ASEAN.
Theo đó, danh mục biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Danh mục
Biểu thuế quan hài hoà ASEAN (AHTN). Đây là
danh mục hàng hoá của các nước ASEAN được
xây dựng trên cơ sở Hệ thống hài hòa mô tả và mã
hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan Thế giới
(WCO). Tuy vậy, qua quá trình tổ chức thực hiện,
Thông tư 49/2010/TT-BTC đã bộc lộ những hạn chế,
bất cập nhất định, thể hiện chủ yếu ở những thủ tục
phân tích, phân loại; hồ sơ để tiến hành phân tích,
phân loại và giám định mã hàng.
Với sự ra đời của Luật Hải quan năm 2014, nhiều
bất cập trong lĩnh vực hải quan đã được giải quyết
triệt để. Đây cũng là nền tảng để Việt Nam tiếp tục
hoàn thiện quy định về phân loại hàng hóa. Trên cơ
sở Luật Hải quan 2014 và các luật, nghị định có liên
quan, ngày 30/1/2015 vừa qua, Bộ Tài chính đã ban
hành Thông tư số 14/2015/TT-BTC hướng dẫn về
phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa,
phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn
thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Văn bản này thể hiện quyết tâm rất cao của Việt Nam
trong thực hiện cam kết về thuế và hải quan hướng
đến thành lập AEC cuối năm 2015. Theo đó, đã sửa
đổi những bất cập phát sinh trong phân loại hàng
hóa thời gian qua. Đồng thời, đảm bảo tuân thủ triệt
để Công ước quốc tế về hài hòa mô tả mã hàng hóa
của WCO và kết hợp xử lý toàn diện các vấn đề có
liên quan đến thủ tục đối với dòng luân chuyển hàng
hóa giữa ASEAN và Việt Nam.
Tham gia thử nghiệm cơ chế hải quan một cửa ASEAN
Những năm gần đây Việt Namđã thực hiện thành
công cơ chế hải quan một cửa quốc gia gắn với quá
trình cải cách và hiện đại hóa hải quan. Theo đó, Việt
Nam đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật nhằm
đơn giản hóa thủ tục hải quan và thí điểm thực hiện
thủ tục hải quan điện tử. Từ ngày 1/4/2014, Việt Nam
đã chính thức áp dụng trên diện rộng phương thức
thông quan điện tử với sự vận hành của hệ thống
VNACCS/VCIS.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...86
Powered by FlippingBook