Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 12

14
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Trên cơ sở đó, Việt Nam đã tham gia tích cực vào
hoạt động hợp tác hải quan với các nước. Theo đó,
Việt Nam là một trong 7 quốc gia thuộc ASEAN thử
nghiệm áp dụng Cơ chế hải quan một cửa ASEAN
(ASEAN Single Window - ASW). Mục tiêu của ASW
là đẩy nhanh thời gian thông quan hàng hóa trong
bối cảnh hội nhập ASEAN bằng cách đơn giản hóa,
minh bạch hóa thủ tục hải quan trên cơ sở trao đổi
thông tin đáng tin cậy và an toàn qua phương tiện
điện tử. Như vậy, thay vì phải qua 2 lần làm thủ tục
của hải quan 2 nước thì ASW cho phép điều này chỉ
diễn ra một lần nhưng vẫn đảm bảo sự kiểm soát của
hải quan 2 nước. Đến năm 2014, Việt Nam và 6 nước
khác tham gia thử nghiệm đã kết nối thành công cổng
ASW về trao đổi dữ liệu điện tử giấy chứng nhận
xuất xứ (C/O) mẫu D và tờ khai hải quan điện tử.
Điều chỉnh hệ thống thuế nội địa
Tuy không trực tiếp nằm trong nội dung cam kết
với ASEAN, song trong những năm qua, hệ thống
thuế nội địa cũng cần và đã được điều chỉnh phù hợp
với các cam kết về thuế của Việt Nam với ASEAN,
WTO và các cam kết quốc tế khác. Quá trình điều
chỉnh ấy nhằm các mục tiêu chủ yếu sau đây: (i) Làm
cho hệ thống thuế Việt Nam phù hợp với các thông
lệ quốc tế; (ii) Đơn giản hóa và minh bạch hóa hệ
thống thuế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh phát triển; (iii) Xác định mức động viên hợp
lý, đảm bảo số thu cho ngân sách để thực hiện các
nhiệm vụ chi ngân sách phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội đất nước. Nhìn lại quá trình cải cách hệ thống
thuế những năm qua, về cơ bản, các mục tiêu nêu
trên đã được hiện thực hóa. Cụ thể như sau:
- Từng bước sửa đổi các sắc thuế chủ yếu trong
hệ thống thuế theo hướng mở rộng cơ sở thuế để bao
quát nguồn thu và tăng thu hợp lý bù lại cho sự suy
giảm nguồn thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Theo đó, đã thu hẹp đáng kể diện miễn, giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp; mở rộng đối tượng các hàng
hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
thu hẹp đối tượng hàng hóa, dịch vụ không thuộc
diện chịu thuế giá trị gia tăng.
- Điều chỉnh hợp lý thuế suất của các sắc thuế
trong hệ thống thuế để vừa khoan sức dân, vừa đảm
bảo số thu cho ngân sách nhà nước. Theo đó, thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông đã nhiều
lần được điều chỉnh giảm từ mức 32% đối với doanh
nghiệp trong nước và 25% đối với doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thống nhất thành
một mức 25% (năm 2004), xuống 22% (năm 2014)
và sẽ giảm tiếp xuống 20% vào năm 2016. Thuế thu
nhập cá nhân từ mức cao nhất là 50% giảm xuống
còn 35% (2009). Điều chỉnh tăng hoặc giảm thuế suất
của nhiều mặt hàng trong biểu thuế tiêu thụ đặc biệt
để đảm bảo điều tiết hợp lý thu nhập và thực hiện
các mục tiêu kinh tế - xã hội khác của Nhà nước.
- Ban hành thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
thay thế cho thuế nhà đất (có hiệu lực từ 1/1/2012)
với những thay đổi cơ bản về căn cứ tính thuế theo
hướng đảm bảo tính thuế phù hợp với khả năng
sinh lợi của đất và thúc đẩy sử dụng đất tiết kiệm,
hiệu quả.
- Ban hành sắc thuế mới - thuế bảo vệ môi trường
(có hiệu lực từ 1/1/2012) nhằm buộc các nhà sản xuất
sản phẩm gây ô nhiễm hoặc nhập khẩu sản phẩm
gây ô nhiễm môi trường phải tính đủ chi phí xã hội
vào giá thành sản phẩm; tạo nguồn thu bổ sung
để Nhà nước thực hiện các hoạt động bảo vệ môi
trường.
- Ban hành Luật Quản lý thuế (có hiệu lực thi hành
từ 1/7/2007) nhằm thống nhất các quy định pháp luật
về quản lý thuế và tạo nền tảng pháp lý thực hiện
minh bạch hóa và đơn giản hóa các thủ tục quản lý
thuế. Đặc biệt, trong 2 lần sửa đổi, bổ sung gần đây
(Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản
lý thuế năm 2012 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của các luật về thuế năm 2014), nhiều thay đổi
về thuế đã hướng mạnh đến cắt giảm thủ tục về thuế
với mục tiêu giảm thời gian thực hiện để người nộp
thuế thực hiện các thủ tục về thuế ở Việt Nam tương
đồng với các nước ASEAN. Năm 2014 đã giảm thời
gian làm thủ tục về thuế từ 872 giờ xuống còn 537
giờ và phấn đấu xuống còn 171 giờ vào năm 2015.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế và hải quan
trong môi trường AEC
Những phân tích trên cho thấy, việc sửa đổi hệ
thống thuế và hải quan thông qua cam kết cắt giảm
thuế quan, thủ tục hải quan… chính là bước đi nền
tảng để tiếp tục thực hiện các thỏa thuận khác về
kinh tế nhằm hình thành AEC. Như vậy, có thể thấy
các thỏa thuận về thuế và hải quan đã đi trước một
bước tạo tiền đề để xây dựngmột Cộng đồngASEAN
Đến hết năm 2014, Việt Nam đã thực hiện cắt
giảm thuế nhập khẩu về 0% cho gần 6.900
dòng thuế có xuất xứ ASEAN, chiếm khoảng
72%trong tổng số 9.558 dòng thuế nhập khẩu.
Từ ngày 1/1/2015, Việt Nam đã cắt giảm thêm
1.720 dòng thuế từ thuế suất hiện hành 5%
xuống 0% theo cam kết của Hiệp định thương
mại hàng hóa ASEAN.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...86
Powered by FlippingBook