Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 8

10
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
các quy chuẩn kỹ thuật (Singapore áp đặt), cấp giấy
phép nhập khẩu tự động (Brunei và Malaysia sử
dụng) và nhập khẩu không tự động cấp giấy phép
(Indonesia và Philippines sử dụng). AEC chỉ là điểm
khởi đầu trong nỗ lực loại bỏ rào cản phi thuế quan
và đây sẽ là quá trình lâu dài…
Hiện nay, trình độ phát triển của Việt Nam còn
thấp so với một số nước như: Singapore, Malaysia,
Thái Lan… do vậy, sức ép đuổi kịp các nước đặt ra
với Việt Nam là rất lớn. Xếp hạng năng lực cạnh
tranh quốc gia của Việt Nam do Diễn đàn Kinh tế
Thế giới (WEF) công bố cho năm 2014-2015 ở mức
rất thấp. Nền quản lý hành chính lạc hậu, nhiều
thủ tục rườm rà gây ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh tăng, chi phí của DN Việt Nam. Thực tế này
cho thấy, cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế, nâng
cao trình độ khoa học - công nghệ và năng lực cạnh
tranh đang là thách thức đặt ra cho Việt Nam khi
gia nhập AEC.
Trong bối cảnh hội nhập, các nước sẽ mở rộng
thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam
nhưng đồng thời Việt Nam cũng phải mở cửa cho
hàng hóa cạnh tranh của các nước. Những DN
có lợi thế xuất khẩu sẽ ngày càng lớn mạnh hơn,
trong khi DN có khả năng cạnh tranh yếu đối với
hàng hóa nhập khẩu sẽ gặp thách thức nghiêm
trọng. Hiện nay, đa số DN của Việt Nam là DN
nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế, bước vào “sân
chơi” AEC, các DN Việt Nam đối mặt không ít
khó khăn, thách thức.
Đối với lĩnh vực lao động, việc làm, Việt Nam
cũng đứng trước những cơ hội và thách thức lớn.
Để thực hiện cam kết có tính mới và đột phá về
“tự do dịch chuyển của lao động có chứng chỉ đào
tạo”, 10 nước ASEAN đã thống nhất công nhận giá
trị tương đương của chứng chỉ đào tạo của mỗi
nước thành viên với 8 loại nghề nghiệp: bác sỹ, nha
sỹ, hộ lý, kỹ sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giám
sát viên và nhân viên du lịch. Về lý thuyết, khi gia
nhập AEC, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu
lao động sang các nước trong khu vực, bởi Việt
Nam có lợi thế về nguồn lao động trẻ đông đảo,
khéo tay, học nhanh và làm việc chăm chỉ, có thể
cạnh tranh với các nước trong khu vực về lao động
phổ thông. Tuy nhiên, lao động Việt Nam có nhược
điểm là ý thức kỷ luật lao động thấp sẵn sàng
chuyển việc nếu được hứa hẹn tiền lương cao hơn
nơi đang làm. Trình độ chuyên môn và kỹ năng của
lao động trong nước đa số chưa cao. Do vậy, lao
động có tay nghề cao từ các nước ASEAN-6 phát
triển hơn cũng có thể tràn vào Việt Nam và gây
nhiều hệ lụy về xã hội. Thực tế này đòi hỏi Chính
phủ, DN và người dân Việt Nam phải có sự thuẩn
bị tốt để đối phó các thách thức về dịch chuyển lao
động từ AEC.
Giải pháp vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội
Trước những cơ hội lớn từ AEC, nếu Việt Nam
không tận dụng được sẽ có nguy cơ chịu những tác
động không thuận của quá trình này như: thâm hụt
thương mại đối với khối lớn hơn; nhập khẩu lớn
dẫn đến thất thu thuế trong khi đó xuất khẩu không
tăng bao nhiêu, sức hấp dẫn đối với đầu tư nước
ngoài sẽ bị giảm sút... Để khắc phục những hạn chế
trên, tận dụng tốt thời cơ, Việt Nam cần tính đến các
giải pháp cho từng lĩnh vực khi tham gia hội nhập
AEC. Theo đó các giải pháp cần được dựa trên cơ
sở cụ thể như:
Thứ nhất,
tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính
(CCHC). Đây phải được coi như một quá trình
mang tính liên tục, thực hiện CCHC với phương
châm “từng bước một”, “học thông qua làm” và
“tiếp cận bằng cách mò mẫm” là tương đối phù hợp
đối với các tình huống và điều kiện kinh tế của Việt
Nam. Các nội dung CCHC không nên quá tham
vọng, năng lực của nền hành chính là quan trọng và
cần thiết cho việc thực hiện CCHC. Trong quá trình
CCHC tiếp theo, Việt Nam cần một tầm nhìn và
cách tiếp cận hệ thống động. Để đương đầu với các
vấn đề này, quản lý một cách chủ động và hiệu quả
các thay đổi tiếp theo trong tương lai, Chính phủ và
từng chính quyền địa phương cần huy động được
trí tuệ, sự cam kết và nguồn lực của các bên liên
BẢNG XẾP HẠNG VỀ THỂ CHẾ CỦA VIỆT NAM
Chỉ tiêu
Xếp hạng
trên 144
nước
Điểm số
(1-7 là
cao nhất)
Thể chế
92
3,5
Thể chế công
85
3,5
Luật về sở hữu
104
3,4
Chi phí ngoài pháp luật
và đút lót cho xuất, nhập khẩu
109
3,2
Chi phí ngoài pháp luật
và đút lót cho nộp thuế hàng năm
121
2,6
Chi phí ngoài pháp luật và đút lót để
nhận được kết quả tư pháp thuận lợi
104
3,5
Hiệu quả của Chính phủ
117
2,9
Gánh nặng của Chính phủ
91
3,2
Gánh nặng của quy định của Chính phủ
101
3,1
Tính minh bạch của quá trình soạn
thảo chính sách của Chính phủ
116
3,5
Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...86
Powered by FlippingBook