Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 15

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
17
đoạn nhằm đảm bảo các nước thành viên có được
sự chuẩn bị tốt nhất khi chính thức thành lập cộng
đồngAEC vào năm 2015. Theo đó, hội nhập tài chính
AEC giai đoạn I được hoàn thành vào năm 2010,
thành lập khuôn khổ đối với các Ngân hàng ASEAN
đạt tiêu chuẩn (QABs) và thừa nhận sự phát triển
của thị trường trái phiếu ASEAN. Lộ trình hội nhập
tài chính AEC cũng đã được vạch ra cho các giai
đoạn 2015-2020. Về cơ bản, đến năm 2015 sẽ loại bỏ
hạn chế đối với lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và thị
trường vốn phân ngành, tự do hóa dòng chảy của
vốn đầu tư gián tiếp, tự do hóa dịch vụ môi giới và
các sản phẩm tài chính; Hài hòa hóa tiêu chuẩn thị
trường vốn tại ASEAN đối với các lĩnh vực có quy
định về chứng khoán nợ, yêu cầu công bố thông tin
và các quy tắc phân bổ….
Nhằm tăng cường phát triển thị trường tài chính
khu vực để hướng tới mục tiêu thành lập AEC, tại
Hội nghị Bộ trưởng tài chính ASEAN lần thứ 19 và
hội nghị chung giữa Bộ trưởng Tài chính và Thống
đốc ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ nhất
ngày 21/3/2015, các nhà lãnh đạo tài chính và ngân
hàng trung ương ASEAN đã đạt được nhất trí cao
trong việc tăng cường phát triển thị trường tài chính
khu vực, đồng thời quyết tâm phối hợp chặt chẽ và
thúc đẩy quá trình hội nhập tài chính, tiền tệ khu
vực sau khi AEC được thành lập.
Cơ hội cho thị trường tài chính Việt Nam từ AEC
Theo lộ trình đã cam kết, đến năm 2015, Việt Nam
sẽ phải mở cửa, xóa bỏ các hạn chế trong các ngành
ngân hàng, bảo hiểm và các thị trường vốn. Điều
này bao hàm tự do hóa 4 phương thức cung cấp
thương mại dịch vụ qua biên giới như được định
nghĩa trong WTO là: (i) cung cấp thương mại dịch
vụ qua biên giới (phương thức 1); (ii) Tiêu dùng (sử
dụng dịch vụ) ở nước ngoài (phương thức 2); (iii)
Hiện diện thương mại (phương thức 3) và (iv) Tự
do dịch chuyển cá nhân (phương thức 4). Với việc
thực hiện lộ trình các cam kết từ AEC trong lĩnh vực
tài chính, thị trường tài chính Việt Nam sẽ trở nên
liên thông với thị trường các nước AEC, sẽ đem đến
nhiều cơ hội song cũng đặt ra không ít thách thức
đối với thị trường tài chính trong nước.
Về cơ hội, việc xóa bỏ rào cản và sự khác biệt
giữa các quốc gia trong khối là để tạo ra thị trường
bình đẳng cho các công ty trong nước với các công
ty nước ngoài. Hiện nay, đối với lĩnh vực ngân hàng
giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
tối đa là 30%, đối với lĩnh vực bảo hiểm và chứng
khoán là 49%. Tuy nhiên, theo cam kết về tự do hóa
dịch vụ, đến năm 2015 các nước sẽ phải mở cửa tất
cả các ngành dịch vụ với mức quy định tối thiểu
có 70% vốn nước ngoài tham gia. Như vậy, các nhà
đầu tư từ các nước thành viên AEC có thể tham gia
BẢNG 1: LỘ TRÌNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH ASEAN
Năm 2015
Năm 2020
Tự do hóa
dịch vụ tài
chính (FSL)
Tự do hóa cách tiếp cận và hạn chế đối với QABs
- Đến năm 2017, thống nhất danh mục một số trường hợp linh
hoạt đã được thỏa thuận trước đó mà mỗi nước thành viên có
thể áp dụng từ năm 2020.
Đến năm 2015, loại bỏ hạn chế đối với lĩnh
vực Bảo hiểm, ngân hàng và thị trường vốn
phân ngành (các nước thành viên đã xác định
theo phụ lục I – Kế hoạch chi tiết AEC 2008)
- Loại bỏ hạn chế về thương mại trong lĩnh
vực dịch vụ cho các ngành còn lại
Tự do hóa tài
khoản vốn (CAL)
Tự do hóa dòng chảy ra của vốn gián tiếp
Tự do hóa các luồng khác (vay/cho vay)
Phát triển
thị trường
vốn (CMD)
- Tự do hóa dịch vụ môi giới và các sản phẩm tài chính.
- Hài hòa hóa tiêu chuẩn thị trường vốn tại ASEAN đối với các
lĩnh vực có quy định về chứng khoán nợ, yêu cầu công bố thông
tin và các quy tắc phân bổ.
- Tạo điều kiện thoả thuận công nhận lẫn nhau hoặc thoả thuận
công nhận chéo bằng cấp, đào tạo và kinh nghiệm của các
chuyên gia thị trường.
- Linh hoạt đối với ngôn ngữ và kiểm soát các yêu cầu về luật đối
với việc phát hành chứng khoán
- Cải thiện cấu trúc thuế khấu trừ nhằm mở rộng cơ sở nhà đầu
tư đối với việc phát hành nợ ASEAN.
Hội nhập thị trường chứng khoán ASEAN
Hệ thống thanh
quyết toán (PSS)
Tiêu chuẩn hóa và phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán
Hội nhập hệ thống thanh quyết toán trong
ASEAN
Nguồn: Kế hoạch chi tiết AEC và Pariwat Kanithasen, et al., 2011
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...86
Powered by FlippingBook