12
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Thỏa thuận về thuế và hải quan trong các cấp độ
hội nhập quốc tế
Để thấy rõ những thay đổi của chính sách thuế
và hải quan của Việt Nam trong tiến trình tham
gia AEC, trước hết cần thấy rõ vai trò của các thỏa
thuận về thuế và hải quan trong các cấp độ hội nhập
quốc tế và AEC ở mức độ nào của hội nhập quốc tế.
Các mức độ hội nhập quốc tế được tổng kết ở bảng
dưới đây.
Thỏa thuận hợp tác ASEAN trước AEC là Khu
vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định
thương mại hàng hóaASEAN (ATIGA). Nội dung cơ
bản của AFTA là Chương trình ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung (CEPT) với 3 vấn đề chủ yếu không
tách rời nhau là cắt giảm thuế, loại bỏ các hàng rào
phi thuế và hài hòa hóa các thủ tục hải quan. ATIGA
là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều
chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối
và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết
đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các
hiệp định, nghị định thư có liên quan. Nguyên tắc
xây dựng cam kết trong ATIGA là các nước ASEAN
phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc
thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác.
Ngoài mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan, ATIGA
hướng nỗ lực chung của ASEAN để xử lý tối đa
các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ
sinh, kiểm dịch... đồng thời xác lập mục tiêu hài hòa
chính sách giữa các thành viên ASEAN hướng đến
xây dựng AEC. Với nội dung các thỏa thuận của
CEPT/AFTA và ATIGA giữa các nước ASEAN có thể
thấy, trong thời gian vừa qua, ASEAN đã tiến từ cấp
độ khu vực mậu dịch tự do lên mức độ hợp tác cao
hơn là liên minh thuế quan. Trên nền tảng đó, các
nước ASEAN đã thống nhất tiếp tục đẩy mạnh và
nâng cao tầm liên kết và hội nhập của khu vực. Mục
tiêu của AEC là xây dựng thị trường chung và cơ sở
sản xuất thống nhất với các nội dung chính là dỡ bỏ
hàng rào thuế quan và phi thuế quan; tạo điều kiện
thuận lợi cho thương mại hàng hóa; hài hòa hóa các
tiêu chuẩn sản phẩm; giải quyết thủ tục hải quan
nhanh chóng và thuận tiện hơn; hoàn chỉnh các quy
NHỮNGTHAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCHTHUẾ VÀHẢI QUAN
CỦAVIỆTNAMKHITHAMGIA AEC
PGS.,TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG, TS. LÝ PHƯƠNG DUYÊN
Cộng đồng kinh tế ASEAN với tên gọi tiếng Anh là ASEAN Economic Community (AEC) sẽ
chính thức hình thành vào cuối năm 2015. Chính sách thuế và hải quan của Việt Nam
đã thay đổi như thế nào và sẽ cần thay đổi như thế nào khi tham gia AEC để thực hiện
tốt cam kết với ASEAN và để phù hợp với môi trường AEC là những vấn đề được bàn luận
trong bài viết này.
CÁC MỨC ĐỘ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Mức độ hội nhập
Giảm thuế nhập
khẩu cho các
nước trong khối
Xóa bỏ hàng rào
thuế quan và
phi thuế quan
trong khối
Thống nhất đối
xử thuế với các
nước ngoài khối
Tự do di chuyển
lao động, vốn đầu
tư trong khối
Chung chính sách
kinh tế, đồng
tiền chung
Hiệp định ưu đãi thuế quan
Khu vực mậu dịch tự do
Liên minh thuế quan
Khối thị trường chung
Liên minh kinh tế
c