Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 14

16
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Khung khổ hội nhập tài chính AEC
Để đảm bảo vận hành thông suốt thị trường
chung, các nước AEC đã xây dựng lộ trình hội nhập
tài chính gồm: tự do hóa dịch vụ tài chính, tự do
hóa tài khoản vốn và phát triển thị trường vốn, xây
dựng hệ thống thanh toán chung.
Nhiều sáng kiến đã được thực hiện nhằm thúc
đẩy hợp tác xuyên biên giới giữa các thị trường tài
chính trong khu vực ASEAN. Hiện nay, tự do hóa
dịch vụ tài chính đang thực hiện đàm phán Gói
cam kết thứ 6 bao gồm bảo hiểm và các dịch vụ liên
quan đến bảo hiểm, ngân hàng và dịch vụ tài chính
khác. Mặc dù chưa đạt được nhiều tiến bộ đối với
tự do hóa ngân hàng nhưng các nước ASEAN vẫn
đang nỗ lực để tìm ra khuôn khổ chung cho phép
các ngân hàng ASEAN đạt tiêu chuẩn mở rộng hoạt
động ở các nước thành viên.
Đối với tự do hóa tài khoản vốn:
Cùng với việc tự
do hóa khu vực tài chính, dịch vụ tài chính thì tự
do hóa tài khoản vốn cũng là yêu cầu đặt ra nhằm
phát triển hơn nữa của các nước trong cộng đồng
AEC. Trong năm 2015, để thúc đẩy tự do hóa tài
khoản vốn sẽ tiếp tục tự do hóa, loại bỏ hạn chế và
kiểm soát vốn để thuận lợi hóa lưu chuyển vốn,
bao gồm loại bỏ các hạn chế về giao dịch tài khoản
vãng lai, FDI và luồng vốn đầu tư gián tiếp. Mặc
dù vậy, do có sự khác biệt về trình độ phát triển
giữa các nước ASEAN trong lĩnh vực tài chính,
mức độ mở cửa tài khoản vốn cũng như những
bất ổn mà nền kinh tế có thể gặp phải khi tự do
hóa tài khoản vốn nên lộ trình AEC đã xác định,
việc tự do hóa tài khoản vốn phải đảm bảo thống
nhất với lộ trình của từng quốc gia cũng như sự
sẵn sàng của nền kinh tế; Phải thực hiện các giám
sát về khả năng mất ổn định kinh tế vĩ mô tiềm
tàng cũng như những rủi ro hệ thống có thể xuất
hiện trong quá trình tự do hóa; Đảm bảo việc chia
sẻ lợi ích từ tự do hóa tài khoản vốn giữa các nước
ASEAN.
Đối với phát triển thị trường vốn:
Một trong những
mục tiêu chính của hội nhập tài chính khu vực là
nhằm tăng cường trung gian tài chính, nâng cao
năng lực và quản lý rủi ro để hỗ trợ tăng trưởng
của quốc gia và khu vực, cũng như để giảm tính dễ
bị tổn thương đối với những cú sốc từ bên ngoài và
biến động thị trường. Để xây dựng và phát triển thị
trường vốn chung, các nước AEC tập trung vào tự
hóa các dịch vụ tài chính, nỗ lực để hài hòa các tiêu
chuẩn về thị trường vốn trong khu vực, công nhận
lẫn nhau về bằng cấp, đào tạo và kinh nghiệm của
các chuyên gia thị trường…
Đối với việc xây dựng hệ thống thanh quyết toán:
Với
việc hình thành cộng đồng kinh tế AEC, hệ thống
thanh toán, quyết toán là yêu cầu tất yếu nhằm hỗ
trợ các hoạt động kinh tế. Do vậy, AEC sẽ phát triển
hệ thống thanh toán thông qua việc áp dụng các tiêu
chuẩn chung nhằm tạo điều kiện tài chính xuyên
biên giới hiệu quả, cải thiện cơ sở hạ tầng về thanh
toán hiện nay.
ASEAN thừa nhận thị trường tài chính phát triển
không đồng đều giữa các nước thành viên, do vậy
đã xây dựng lộ trình hội nhập AEC, tự do hóa thị
trường tài chính theo công thức “ASEAN - X” cho
phép các nước thành viên đã sẵn sàng hội nhập
ngay, trong khi một số nước khác sẽ tham gia sau.
Quyết định chia lộ trình tự do hóa thành các giai
THỊ TRƯỜNGTÀI CHÍNHVIỆT NAMVÀ CƠHỘI TỪAEC
BAN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP –
Viện Chiến lược & Chính sách Tài chính
Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong
quá trình hội nhập ASEAN. Với việc tự do hóa luồng hàng hóa dịch vụ, tự do hóa dòng chu
chuyển đầu tư và tự do hóa dòng vốn, AEC được kỳ vọng sẽ đem lại cơ hội cho sự phát triển
thị trường tài chính, cho nền kinh tế của các nước AEC nói chung và cho Việt Nam nói riêng.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...86
Powered by FlippingBook