Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 16

18
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
sâu hơn vào thị trường bảo hiểm, ngân hàng, chứng
khoán của Việt Nam và ngược lại. Đây là cơ hội mở
ra cho thị trường tài chính Việt Nam trên một số
góc độ sau:
Thứ nhất,
mở rộng cơ hội đa dạng hóa và nâng
cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tài chính, đáp ứng
tốt hơn các nhu cầu vốn.
Để đón đầu AEC tại Việt Nam, nhiều ngân hàng
thương mại tại các nước ASEAN như Kasikorn
của Thái Lan, Ngân hàng phát triển Singapore,
Maybank của Malaysia… đã bắt đầu thành lập văn
phòng đại diện ở Việt Nam. Tuy nhiên, dự kiến
không chỉ các ngân hàng, mà các tập đoàn, công ty
bảo hiểm chứng khoán cũng sẽ mở rộng hoạt động
ở Việt Nam khi AEC đi vào hoạt động. Sự hiện diện
của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mang
lại cơ hội cho người tiêu dùng có sự lựa chọn đa
dạng hóa hơn đối với các sản phẩm tài chính, chất
lượng sản phẩm cũng được nâng cao do các DN
phải cạnh tranh khốc liệt hơn, không chỉ với các đối
thủ trong nước mà cả các đối thủ trong các nước
AEC. Bên cạnh việc phục nhu cầu tài chính cho các
hoạt động đầu tư của các DN nước ngoài, các DN
hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính (ngân
hàng, bảo hiểm, chứng khoán) còn có thể thu hút
khách hàng Việt Nam dựa trên uy tín thương hiệu
trên thị trường cũng như sức mạnh tài chính dồi dào
và sản phẩm đa dạng, chất lượng. Ngoài ra, AEC
có thể sẽ giúp tăng cường phạm vi che phủ và mức
độ phục vụ ngành dịch vụ tài chính ở những vùng,
những ngành mà mức độ thâm nhập và phục vụ của
các dịch vụ tài chính vẫn còn thấp.
Thứ hai,
hội nhập tài chính AEC sẽ giúp các DN
trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán
của Việt Nam mở rộng thị phần và tiếp cận các công
nghệ quản trị tiên tiến.
Quy mô GDP của các nước ASEAN đạt trên 2,3
nghìn tỷ USD và tốc độ tăng trưởng trên 5% mỗi
năm, lượng dân số khoảng trên 625 triệu người, cơ
cấu dân số trẻ, mức thu nhập bình quân đầu người
khoảng gần 4.000 USD/người/năm, AEC với việc tự
do hóa dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ trong khu vực
ASEAN sẽ khuyến khích các hoạt động kinh doanh
và đầu tư lớn hơn ở khu vực. Ngành bảo hiểm trong
khu vực sẽ được hưởng lợi đáng kể từ dòng chảy
lao động và dịch vụ logistics giữa các nước thành
viên ASEAN, giữa ASEAN và 2 nước Trung Quốc,
Ấn Độ. Ngoài ra, vận tải đường biển, đường bộ
và đường hàng không sẽ đòi hỏi phát triển thêm
các sản phẩm bảo hiểm mới dành cho thị trường
ASEAN/Trung Quốc. AEC 2015 cũng sẽ mở rộng số
lượng các loại bảo hiểm bắt buộc ở các ngành công
nghiệp khác, chẳng hạn như sản xuất. Đầu tư nước
ngoài trực tiếp gia tăng và hoạt động kinh tế ở khu
BẢNG 2: CAM KẾT TỰ DO HÓA DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 CỦA AEC
Tiểu ngành
Quốc gia thành viên cam kết
Bảo hiểm
Bảo hiểm (gốc) nhân thọ
Indonesia, Phillipines
Bảo hiểm (gốc) phi nhân thọ
Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam
Tái bảo hiểm
Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam
Trung gian bảo hiểm
Campuchia, Phillipines Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam
Các ngành dịch vụ phụ trợ của bảo hiểm Brunei, Campuchia, Indonesia
Ngân hàng
Nhận tiền gửi và các quỹ có hoàn trả khác từ
công chúng
Lào, Việt Nam
Cho vay
Campuchia, Lào, Việt Nam
Cho thuê tài chính
Campuchia, Lào và Việt Nam
Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền
Campuchia, Lào và Việt Nam
Thị trường vốn
Bảo lãnh và cam kết
Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam
Giao dịch tài khoản cá nhân hoặc tài khoản
khách hàng
Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan
Tham gia phát hành chứng khoán
Indonesia, Philippines (tùy thuộc vào quy định giới hạn của pháp
luật và thể chế)
Quản lý tài sản
Indonesia, Philippines, Singapore và Thái Lan
Dịch vụ thanh toán bù trừ cho tài sản tài chính Indonesia, Philippines, Singapore and Thái Lan
Nguồn: Kế hoạch chi tiết AEC
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...86
Powered by FlippingBook